Ponzi và những cú lừa ngoạn mục

LendbizChia sẻ kiến thứcNhà đầu tưPonzi và những cú lừa ngoạn mục

Mô hình lừa đảo Ponzi là một hình thức lừa đảo nổi tiếng đã có hơn 100 năm nay, với nhiều biến thể của nó vẫn được các tay lừa đảo kì cựu sử dụng đến bây giờ. Vậy Ponzi là gì? Và tại sao các nhà đầu tư vẫn mắc bẫy hàng loạt.

Ponzi – Kim tự tháp chắc chắn sẽ sụp đổ

Mô hình lừa đảo Ponzi là một hình thức đầu tư hứa hẹn lãi suất cao nhưng “ít hoặc không có rủi ro” được đưa ra cho các nhà đầu tư. Các công ty hoạt động theo mô hình này vận hành theo cách thức tập trung mọi sức lực cho việc thu hút nhà đầu tư mới. Mô hình này tương tự với mô hình kim tự tháp vì 2 hình thức này đều dựa vào tiền ký quỹ của nhà đầu tư mới để thanh toán lãi cho nhà đầu tư cũ.

Nguồn thu duy nhất của các công ty hoạt động theo mô hình Ponzi chỉ là từ nguồn tiền của nhà đầu tư sau mà thôi, vậy nếu khi kim tự tháp quá lớn, lượng tiền đầu vào không còn đủ để chi trả cho những nhà đầu tư trước, mô hình này sẽ sụp đổ.

Những dấu hiệu của mô hình lừa đảo Ponzi

Khái niệm về mô hình lừa đảo Ponzi không kết thúc vào năm 1920. Vào năm 2008, Bernard Madoff bị tố cáo sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi để tạo ra các báo cáo giao dịch giả mạo, nhằm chứng minh với nhà đầu tư rằng quỹ của mình có sản sinh lợi nhuận.

Bất kể sử dụng công nghệ gì để vận hành mô hình Ponzi, các hình thức sử dụng mô hình lừa đảo này đều có đặc điểm tương tự như sau:

  • Cam kết mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro.
  • Lợi nhuận ổn định bất kể điều kiện thị trường biến động ra sao.
  • Các hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền uy tín.
  • Các hình thức hoặc chiến lược đầu tư của tổ chức đều được gọi là bí mật hoặc mô tả rất rắc rối.
  • Khách hàng không được, hoặc không thể quản lý được các hợp đồng, giấy tờ chính thức về khoản đầu tư của họ.
  • Khách hàng rất khó để rút tiền ra khỏi tổ chức.

Đâu là những hình thức đầu tư chính thống và an toàn?

Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngày càng cao, vì vậy dòng tiền nhàn rỗi cũng rất nhiều. Người dân bắt đầu có nhu cầu cao hơn trong việc gửi gắm tiền tiết kiệm của mình vào những nơi an toàn. Vậy đâu là những kênh đầu tư chính thống và an toàn?

Trên thực tế, có rất nhiều hình thức đầu tư an toàn có thể kể đến như: gửi tiền gửi tiết kiệm, mua vàng, đầu tư bất động sản, mua cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vào các quỹ đầu tư, các công ty đầu tư được cấp phép, và hiện nay đang xuất hiện một phương pháp đầu tư mới được gọi là P2P Lending.

P2P Lending là một hình thức cho vay ngang hàng, cho phép các cá nhân được nhận khoản vay trực tiếp từ người khác thông qua các trang web.

Mặc dù hình thức P2P Lending chỉ mới xuất hiện từ năm 2005, nhưng bản thân nó đã tạo được một chỗ đứng nhất định trong lòng giới đầu tư. P2P Lending đã tạo nên một mối quan hệ win-win giữa bên đi vay và cho vay. Với hình thức này, người có nhu cầu nhanh chóng được tiếp cận với nguồn vốn, còn những người có vốn lại dễ dàng có những nguồn lợi tức hấp dẫn từ khoản tiền nhàn rỗi của mình. P2P Lending tạo dựng một nguồn thu nhập thụ động cho các nhà đầu tư, và tận dụng được sức mạnh công nghệ để có thể quản lý sát sao dòng tiền của mình chỉ bằng vài cú nhấp chuột khiến cho hoạt động đi vay và cho vay trở nên dễ dàng.

Lendbiz là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực P2P Lending tại Việt Nam, với tập khách hàng hướng đến là các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh (những thành phần kinh tế chiếm gần 90% số lượng trên thị trường Việt Nam hiện nay).

Thay vì quản lý hoàn toàn bằng con người, Lendbiz áp dụng triệt để hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất vào quản lý, phân phối, ghi nhận dòng tiền của các nhà đầu tư. Minh bạch trong từng khâu thực hiện là tiêu chí đầu tiên của Lendbiz. Mô hình của Lendbiz khác hoàn toàn với việc sử dụng dòng tiền từ nhà đầu tư sau, chi trả một mức lợi nhuận khủng trong một thời gian ngắn như mô hình Ponzi, mà bản thân nhà đầu tư không thể quản lý được khoản tiền của mình.

Cơ chế hoàn trả nợ của Lendbiz dựa trên việc thu hồi vốn và lãi của người vay, sau đó dựa trên những tính toán, thỏa thuận ban đầu giữa người cho vay và người vay mà hệ thống tự động trích nợ, hoàn trả tiền. Dòng tiền của nhà đầu tư được hoàn toàn quản lý bởi chính họ, dựa trên những thông tin về việc nạp tiền, tự quản lý khoản đầu tư,thỏa thuận, ghi nhận mức lãi suất, Lendbiz hoàn toàn không có quyền quản lý hoặc thao túng bất kì khoản tiền nào của nhà đầu tư.

Từ khâu nạp tiền, lựa chọn nhà đầu tư, hạch toán hoàn trả vốn và lợi nhuận – tất cả đều được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin được bảo mật và bảo vệ tuyệt đối. Lợi nhuận cam kết giữa người vay và cho vay hoàn toàn tuân theo luật pháp Việt Nam, cũng như việc chi trả lợi nhuận sẽ diễn ra khi việc thu hồi nợ từ người cho vay hoàn tất. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm tuyệt đối về khoản đầu tư tài chính của mình khi đầu tư vào Lendbiz.

Chắc hẳn, quý nhà đầu tư vẫn còn rất nhiều những câu hỏi dành cho Lendbiz và mô hình hoạt động của chúng tôi, vậy đừng ngần ngại gửi câu hỏi vào hòm thư cskh@lendbiz.vn hoăc gọi ngay 0243 2011856 để được hỗ trợ.

Lendbiz tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong mô hình P2P Lending, chúng tôi đã kết nối và giúp đỡ hàng ngàn các doanh nghiệp có nhu cầu trong việc vay vốn với hàng ngàn các nhà đầu tư trên khắp Việt Nam.

Trả lời