Nhà vay vốn cần làm gì trong mùa dịch Covid-19 để kinh doanh không còn là nỗi lo

LendbizChia sẻ kiến thứcDoanh nghiệpNhà vay vốn cần làm gì trong mùa dịch Covid-19 để kinh doanh không còn là nỗi lo

Nỗi lo của hầu hết các nhà vay vốn tại thời điểm này đó chính là không có nguồn vốn ổn định đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 hoành hành. Để hạn chế tình trạng này, mỗi nhà vay vốn đều cần tự mình thiết lập một bảng kế hoạch riêng để phòng ngừa những trường hợp khó khăn nhất. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho các nhà vay vốn:

  1. Xác định được rất khó khăn để có thể vay vốn trong thời gian này

Covid-19 đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ kĩ tính hơn trong khâu lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư. Bên cạnh các loại giấy tờ sao kê, thủ tục chứng minh, người vay vốn cần chứng minh được bản lĩnh của mình đối với các nhà đầu tư. Đó là bản lĩnh của việc biết kiểm soát tình hình kinh doanh trước và sau dịch bệnh, tầm nhìn xa trông rộng thể hiện bằng những chiến lược/ kế hoạch cụ thể.

Để làm được điều này mỗi cá nhân và đặc biệt là các start up non trẻ cần nỗ lực chuẩn bị ngay từ thời điểm bắt đầu, thậm chí là phải nỗ lực thêm nhiều lần trong giai đoạn Covid-19 hoành hành. Hãy xác định mục tiêu vững vàng, tầm nhìn đủ “rộng” để khi nhà đầu tư nhìn vào họ có thể thấy được “à đây chính là doanh nghiệp mình nên rót vốn đầu tư bất chấp thời điểm dịch bệnh lan rộng”.

Mặc khác, nếu tại thời điểm này bạn vẫn chưa thể tìm được nguồn hỗ trợ đầu tư hiệu quả thì cũng đừng quá lo lắng. Trên thực tế đây là giai đoạn nhạy cảm và khó khăn đồng nhất với hầu hết các start-up, hộ kinh doanh và doanh nghiệp nói chung. Qua thời gian, khi dịch bệnh được đẩy lùi công việc sẽ trở nên thuận lợi và các start up/ nhà gọi vốn có thêm nhiều cơ hội hơn.

2. Hạn chế tối đa các khoản chi phí không cần thiết

Trong thời điểm này các start-up nên hạn chế tối đa các khoản chi tiêu không cần thiết, cắt giảm các chi phí không cần thiết trong khâu vận hành, nhân lực, hành chính,… cũng là giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn chuẩn bị một khoản chi phí “available” trong mọi tình huống, khoản chi phí này sẽ trợ giúp doanh nghiệp những lúc cấp bách và khó khăn nhất.

Đừng quên, Covid-19 là một cuộc chiến “trường kì kháng chiến”, doanh nghiệp nên vận hành và hoạt động theo nguyên tắc “chậm mà chắc”, không thấy khó khăn mà chùn bước. Hãy chuẩn bị cho những tình huống khó khăn nhất. Đặc biệt bạn có thể đầu tư vào marketing, tập trung vào truyền thông online tại thời điểm nhạy cảm này. Biến đổi sản phẩm để phù hợp với thị trường, sử dụng hình thức online để tăng thêm tính tương tác giữa khách hàng/ người tiêu dùng, phân bổ mặt hàng trên sàn thương mại điện tử (theo thống kê mùa dịch Covid 19 tạo ra sự phát triển và nhảy vọt về độ tăng trưởng ở các sàn giao dịch).

Bất kì hình thức nào cũng hướng đến một mục tiêu duy nhất: “sự phát triển của sản phẩm” và hạn chế tối đa rủi ro do ngoại cảnh tác động. Việc doanh nghiệp cần làm đó là thay đổi và thích nghi theo hoàn cảnh, khó khăn nào rồi cũng sẽ qua đi quan trọng hơn hết chính là khả năng nhìn nhận vấn đề của mỗi doanh nghiệp: đừng bi quan bởi không chỉ mỗi mình doanh nghiệp của bạn gặp phải khó khăn tương tự. Đôi khi đó là thách nhưng đồng thời cũng là cơ hội. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về sản phẩm, hướng đi doanh nghiệp trong thời gian sắp tới nhé.

Trả lời