TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

LendbizChia sẻ kiến thứcNhà đầu tưTÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những ứng dụng công nghệ mới, hiện đại dự báo sẽ tạo ra hàng loạt thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế – xã hội cũng như rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Việt Nam dự báo, tới năm 2030, việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở cả ba mức thấp, trung và cao có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng từ 28,5 – 62,1 tỷ USD, tương đương 7% – 16% GDP.

Ảnh hưởng đến thị trường Tài chính

Cách mạng công nghiệp 4.0 cho chúng ta số hoá, Internet hóa các thiết bị và sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ, tương tác của chúng trên nhiều lĩnh vực với quy mô rộng lớn như: Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, robot hóa, phương tiện không người lái,… Những công nghệ này cũng đem đến sự thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế – xã hội của thế giới.

Cho đến nay, tài chính – ngân hàng là một trong những lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất khi thế giới bước vào kỷ nguyên số. Công nghệ thay đổi hoàn toàn cách thức ngân hàng giao tiếp với khách hàng và kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ. Chỉ trong vòng gần mười năm trở lại đây, cùng sự phát triển của Smartphone đã thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp và tương tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng.

Nhiều ứng dụng Ngân hàng trên điện thoại như: mobile banking, tablet banking, mạng truyền thông xã hội (Social Media), phát triển ngân hàng kỹ thuật số, giao dịch không giấy tờ có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Ngân hàng di động đang là xu hướng phát triển mạnh nhất và là kênh lớn nhất với khối lượng giao dịch nhiều nhất. Ngày càng có nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại để thực hiện giao dịch với ngân hàng. Năm 2020, dự báo Ngân hàng sẽ bán sản phẩm của mình với tỷ lệ 40% online. Internet và điện toán đám mây là xu hướng để giao dịch dễ dàng. Điều này cũng khiến cho ngành tài chính ngân hàng có xu hướng:

  • “Ngân hàng không giấy” trở nên phổ biến dẫn đến giảm dần vai trò của các chi nhánh ngân hàng.
  • Nhiều liên kết kinh doanh mới trong cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính đang xuất hiện.
  • Vai trò của các chi nhánh ngân hàng ngày càng giảm.
  • Tài chính kỹ thuật số thức đẩy tài chính bao trùm.
  • Công nghệ số giúp ước lượng điểm tín dụng từ các dấu vết kỹ thuật số

Ngoài ra, đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Công nghệ 4.0 đem đến rất nhiều cơ hội và thách thức mới.

Về cơ hội:

  • Cách mạng công nghệ 4.0 có thể tạo ra lợi thế cho những quốc gia có thị trường tài chính phát triển non trẻ như Việt Nam, so với các nước khác khi có cơ hội tiếp thu và ứng dụng kết quả công nghệ vào vận hành quản lý và phát triển thị trường tài chính.
  • Cách mạng công nghệ 4.0 góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính. Theo đó, một khi các nội dung công việc không cần đến sự tham gia của con người mà thay vào đó được thực hiện nhờ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data) và các kỹ thuật phân tích mới giúp nâng cao tính minh bạch, quy chuẩn hóa và tự động hóa việc cung cấp các báo cáo chuyên sâu về tài chính và phi tài chính.

Về thách thức

  • Cách mạng công nghệ 4.0 dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ công nghệ tài chính ngày càng mở rộng và phát triển khiến lĩnh vực tài chính sẽ có những biến đổi sâu sắc, làm giảm thị phần của các ngân hàng.
  • Nhiều mô hình đầu tư tài chính mới ra đời tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ lừa đảo với người tham
  • Thách thức cho các nhà quản lý khi nắm bắt tình hình tài chính và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp.

Có thể thấy cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang dần hiện diện trong mọi lĩnh vực đời sống, đặc biệt với ngành tài chính. Hãy là người nhanh nhạy bằng cách nắm bắt những xu hướng mới mà cuộc cách mạng này mang lại, để dễ dàng tìm kiếm cơ hội đầu tư, làm giàu cho bản thân bạn!

 

 

 

Trả lời