NGÂN HÀNG CHỊU SỨC ÉP NỢ XẤU TĂNG DO COVID-19

LendbizChia sẻ kiến thứcNhà đầu tưNGÂN HÀNG CHỊU SỨC ÉP NỢ XẤU TĂNG DO COVID-19

Nếu các doanh nghiệp thường sớm chịu tác động, ảnh hưởng của Covid-19 thì các ngân hàng lại chịu ảnh hưởng thấp hơn và chậm hơn. Báo cáo lợi nhuận quý II năm 2020 cho thấy các ngân hàng tư nhân đang ngấm đòn Covid-19, thể hiện rõ qua việc lợi nhuận sụt giảm.

Tín dụng tăng trưởng chậm, trích lập dự phòng tăng cao

Đợt bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam vào giữa tháng 3, đầu tháng 4 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Việt Nam, nhiều Doanh nghiệp chịu tác động mạnh, tình hình kinh doanh khó khăn dẫn đến nợ chậm trả tăng mạnh. Cùng với tình hình tín dụng tăng trưởng chậm chạp, ngân hàng còn phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro từ các khoản vay của khách hàng đang gặp khó khăn với Covid-19.

Cụ thể tại KienLongBank, lợi nhuận trước và sau thuế trong 6 tháng đầu năm của ngân hàng này giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 103 tỷ đồng và 82 tỷ đồng (103 vs 82 là sao em?). Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm là do tín dụng của ngân hàng này chỉ tăng 1,99% nửa đầu năm trong khi chi phí phòng rủi ro tín dụng tăng gấp 3,2 lần cùng kỳ.

VietBank cũng tương tự khi lợi nhuận sau thuế quý II năm 2020 giảm 62% so với cùng kỳ chỉ còn gần 46 tỷ đồng trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần gấp đôi. Đặc biệt với Sacombank, chi phí trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm còn tăng hơn 86%.

Khó khăn trong thanh lý tài sản thế chấp

Có thể thấy rằng toàn hệ thống ngân hàng đang đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao do khả năng trả nợ của khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Suốt thời gian qua Ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu qua nhiều hình thức đấu giá, tài sản rao bán đa dạng từ bất động sản, máy móc, thiết bị, ô tô,… Tuy nhiên dù ngân hàng có giảm giá sâu nhưng người mua vẫn không mấy mặn mà. Với tâm lý dịch bệnh có thể đe dọa bất kỳ lúc nào, người dân có tâm lý tiết kiệm thay vì mua sắm thêm, các doanh nghiệp cũng trong trạng thái cầm cự, chưa có nhu cầu đầu tư, mở rộng thêm. Chính điều này khiến cho nhiều tài sản được ngân hàng giao bán hàng chục lần vẫn không thể bán được.

BIDV chi nhánh Phú Tài đã rao bán lần thứ 17 tài sản của nhóm Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn còn 800 tỷ đồng, giảm gần 2000 tỷ đòng so với nợ gốc và lãi. Sacombank cũng đã đấu giá 21 lần bất động sản có diện tích 6.382 m2 trên đường D2, P25, Q.Bình Thạnh với mức giá khởi điểm 400,35 tỷ đồng…

Ngoài ra quy trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng còn nhiều vướng mắc, đó là câu chuyện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý Tài sản đảm bảo. Việc xử lý này cần sự phối hợp của cơ quan thi hành án, các sở, ban, ngành địa phương tuy nhiên chính những quan điểm của các cơ sở này còn nhiều điểm khác biệt so với hướng dẫn, chưa quyết liệt hỗ trợ.

Theo ông Nguyễn Thành Long, phó tổng giám đốc VPBank, trong quá trình thanh lý tài sản, VPBank cũng gặp nhiều vướng mắc. Sau khi ngân hàng thu giữ và đấu giá xong tài sản, tiến tới thủ tục sang tên nhà đất thì cơ quan nhà đất lại yêu cầu phải có biên bản bàn giao. Trong khi trên thực tế, ngân hàng buộc thu giữ thì không thể có sự đồng thuận để có biên bản bàn giao với khách hàng. Trong trường hợp ngân hàng không sang tên đổi chủ được buộc phải trả lại tiền, không những thế còn bị người mua kiện ra tòa.

Có thể thấy trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gây sức ép lớn đến các ngân hàng. Dự báo nợ xấu của các ngân hàng còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Là một sàn P2P Lending, trong quá trình sàng lọc Doanh nghiệp/ Hộ kinh doanh huy động vốn, Lendbiz đã ưu tiên lựa chọn những Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh ít chịu biến động khi xảy ra dịch bệnh, tình hình kinh doanh ổn định, có nền tảng tài chính vững chắc để đảm bảo trả nợ đúng hạn cho Nhà đầu tư. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm đầu tư an toàn tại Lendbiz, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!

 

Trả lời