Chi tiết thủ đoạn mạo danh Lendbiz lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

LendbizChia sẻ kiến thứcChi tiết thủ đoạn mạo danh Lendbiz lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Liên tiếp nhận được những phản ánh của người dùng qua hotline, fanpage Lendbiz trong thời gian gần đây về vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Từ thông tin người bị hại cung cấp cũng như xác minh ban đầu, Lendbiz cảnh báo Qúy khách hàng trong việc nhận biết một số chiêu trò, cách thức tiếp cận của các đối tượng xấu.

“Mánh khóe” tiếp cận con mồi

Bắt đầu từ việc lập những page việc làm trên Facebook như: Công ty Unicity – Tuyển dụng việc làm online tại nhà, Công ty Risuntek – Tuyển dụng việc làm online tại nhà… Chạy các bài quảng cáo trên chính những fanpage này với nội dung tìm người làm tại nhà online, không cần vốn, không yêu cầu kinh nghiệm, trả lương cứng theo ngày từ 100.000 – 500.000 đồng.

Khi có khách hàng quan tâm nhắn tin, chúng sẽ giới thiệu, gửi link zalo của nhân viên hỗ trợ. Sau khi kết bạn với nhân viên đó, khách hàng sẽ được mời chào thực hiện nhiệm vụ. Làm càng nhiều nhiệm vụ, số tiền nhận được càng nhiều. Cách thức kiếm tiền đơn giản, nhiệm vụ chính là chọn những con số trên bảng số theo lệnh thầy hướng dẫn. Ví dụ thầy phát lệnh số 9, người chơi chọn số 9 là coi như hoàn thành. Ấn nhập từ 0 – 9 và ăn 30 – 60%.

Tuy nhiên, trước khi tham gia, khách hàng cần tạo tài khoản app. Nạp 150.000 đồng vào tài khoản app chính. Chờ khoảng 10 phút để rút về số tiền từ 200.000 – 250.000 đồng. Các mức nạp tăng dần:

+ Mức 1: nạp 150.000 đồng, hoàn thành nhiệm vụ rút ở mức 200.000 – 250.000 đồng

+ Mức 2: nạp 300.000 đồng, hoàn thành nhiệm vụ rút ở mức 400.000 đồng

+ Mức 3: nạp 500.000 đồng, hoàn thành nhiệm vụ rút ở mức 650.000 đồng

Mỗi nhiệm vụ được thực hiện và hoàn thành trong thời gian quy định là 10 phút. Sau khi hoàn tất, người tham gia có thể rút cả gốc và lãi về tài khoản ngân hàng cá nhân. Các nhiệm vụ tăng dần theo số tiền đầu tư, đồng thời, những đối tượng này luôn cam kết bảo hiểm vốn 100%.

Ngoài ra, khách hàng còn được mời tham dự các hội nhóm trên Zalo để nắm thông tin, quy định chung cũng như theo dõi việc kết quả thực hiện nhiệm vụ của người chơi khác.

Thủ đoạn lừa đảo

Để được nhắn tin người hỗ trợ trên Zalo, khách hàng cần phải trải qua bước nhắn tin với page Facebook thông qua các bài chạy quảng cáo. Đối với những khách hàng mới, có số điện thoại và kết bạn trực tiếp trên Zalo, những đối tượng này sẽ cẩn trọng hơn. Chúng khai thác thông tin khách hàng, hỏi rõ việc tại sao lại biết số cá nhân của họ và cuối cùng là xác nhận thông tin của khách hàng.

Những đối tượng này còn gửi hình ảnh, thông tin công ty… Gửi ứng dụng kiếm tiền thông qua một đường link hoặc file nén (không tìm thấy trên CH Play hoặc App Store).

Điểm đáng nói đó là các tài khoản zalo đóng vai trò là trợ lý hướng dẫn, hỗ trợ hay trưởng/phó nhóm chat chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, khi người chơi vào lại sẽ thấy xuất hiện thông báo Tài khoản đã bị khóa.

Dưới đây là một số hình ảnh liên quan được cung cấp bởi người bị hại:

1. Bài quảng cáo trên Facebook

2. Quá trình lừa đảo

3. Thông tin công ty nhóm đối tượng sử dụng

4. Một số hình ảnh phần mềm, trang web giả mạo dưới tên Lendbiz

Link tải phần mềm được cung cấp: https://down.allpxmm.com:8545/L4eR.app

 

 

Trả lời