Cách xử lý khủng hoảng doanh nghiệp hậu Covid-19 không phải nhà lãnh đạo nào cũng biết

LendbizChia sẻ kiến thứcDoanh nghiệpCách xử lý khủng hoảng doanh nghiệp hậu Covid-19 không phải nhà lãnh đạo nào cũng biết

Mặc dù Covid-19 không còn trở thành mối bận tâm quá lớn ở thời điểm hiện tại, nhưng những hậu quả mà dịch bệnh này gây nên vẫn luôn trở thành nỗi “canh cánh” trong lòng nhiều người. Đặc biệt là với các chủ doanh nghiệp, những người phải gồng gánh kinh tế của một hệ thống công ty, họ cần phải giữ một cái đầu lạnh để chèo lái con thuyền vượt qua cuộc khủng hoảng một cách thành công.

Dưới đây là một số cách xử lý khủng hoảng của doanh nghiệp hậu Covid-19 mà chúng ta có thể tham khảo:

1. Dành nhiều ưu đãi cho khách hàng/ khách hàng tiềm năng

Covid-19 khiến kinh tế của mọi cá nhân đều ảnh hưởng dù ít dù nhiều, từ đó nguồn cầu cũng từ từ giảm bớt. Cán cân cung – cầu không được cân bằng sẽ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có sự ổn định về mặt tài chính. Lúc này giải pháp tốt nhất đó là doanh nghiệp tung nhiều ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng, kích thích nhu cầu tiêu dùng,…

Thông thường cách thức này vô cùng hiệu quả và áp dụng được với nhiều lĩnh vực ngành nghề. Như du lịch – 1 trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19. Có thể thấy, các thương hiệu lớn như Vietnam Airline, Bamboo,… đều tung ra gói cước bay giá rẻ cực kì hấp dẫn. Các resort, khách sạn 5 sao cũng tập nập voucher giảm giá, sale gói du lịch sập sàn,…

Tất cả những “chiêu” ấy đều giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, sau một thời gian dài bị kìm cặp hạn chế đi lại, gói du lịch đánh đúng vào tâm lý muốn đi đâu, đi đó của đại bộ phận người dân.

2. Quản lý tài chính hiệu quả

Mặc dù toàn bộ những ảnh hưởng của khủng hoảng chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên các nhà quản lý nên bắt đầu bằng việc quản lý chi phí và nâng cao năng suất. Đồng thời chúng ta cũng cần phải thực hiện việc đánh giá lại mức độ hoạt động truyền thông càng sớm càng tốt, mục đích là để tìm ra những kênh chưa hiệu quả, tối ưu từng chương trình của các kênh, nâng cao hiệu suất, loại bỏ những quy trình dư thừa và quan trọng hơn cả, có được bức tranh tổng thể về mức chi tiêu trong quảng cáo.

3. Cắt giảm chi tiêu ở những khoản không cần thiết, đầu tư vào quảng cáo nhiều hơn

Hậu Covid-19, doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối mặt với những khủng hoảng và khó khăn chung của kinh tế thế giới. Lúc này bạn cần tạm ngừng các khoản chi tiêu không cần thiết, tập trung vào quảng bá và thúc đẩy nhiều hơn đến người tiêu dùng. Lúc này, khâu marketing cần phải chỉn chu và cẩn thận, hãy promote chiến dịch của bạn ngay trên mạng xã hội và đánh vào đúng phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến. Nếu là một thương hiệu thời trang, các sản phẩm thuộc phân khúc người trẻ/ người làm văn phòng, cao cấp hay bình dân, hàng thiết kế hay hàng nhập cũng đều phải chú ý khi lên content,…

Làm marketing cũng giống như đánh giặc, muốn “trăm trận trăm thắng” bạn cần phải biết tường tận về sở thích, phân khúc, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ. Giả như thiết kế cho nhãn hàng mà khách hàng là người Việt, số đo quần áo quá lớn, phong cách quá Tây, quá đặc thù chắc chắn sẽ không hấp dẫn bằng những nhãn hàng đi theo style Hàn Quốc trẻ trung, xinh đẹp,…

Trả lời