Cách ứng phó trước tình hình dịch Covid-19 của các công ty Trung Quốc

LendbizChia sẻ kiến thứcDoanh nghiệpCách ứng phó trước tình hình dịch Covid-19 của các công ty Trung Quốc

Covid-19 đang ảnh hưởng đến cán cân kinh tế của nhiều quốc gia, trở thành gánh nặng tài chính đối với nhiều doanh nghiệp và hiển nhiên đẩy người lao động đến tình huống xấu nhất: Tiền hết, việc cũng không còn. Trung Quốc với kinh nghiệm của một quốc gia có một khoảng thời gian “chững” lại vì dịch bệnh giờ đây đang có những bước tiến phục hồi mạnh mẽ, đáng để học hỏi. Dưới đây là những bài học “sương máu” được rút ra từ chính kinh nghiệm của các công ty Trung Quốc mà bất kì nhà kinh doanh nào cũng cần lưu ý:

1. Nhìn về phía trước và luôn sẵn sàng với mọi sự thay đổi

Khủng hoảng tài chính có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì quốc gia nào. Đây là lúc doanh nghiệp cần nhìn nhận chúng ở nhiều phương diện, cả mặt tích cực và tiêu cực. Theo định nghĩa, cuộc khủng hoảng sẽ đi theo một quỹ đạo linh hoạt và chặt chẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục chỉnh sửa mô hình kinh doanh và lên kế hoạch cụ thể. Đặc biệt, điều quan trọng nhất trong cả quá trình chính là luôn sẵn sàng phản ứng, đồng thời lên các chiến lược cụ thể như chiến lược phục hồi, chiến lược sau phục hồi. Quá trình này cần phải được nhận thức nhanh chóng và lãnh đạo bởi CEO để tránh đưa công ty vào cuộc khủng hoảng nội bộ khác.

2. Phản ứng nhanh chóng, phối hợp nhanh nhạy giữa từng phòng ban bộ phận, từ lãnh đạo đến nhân viên

Luôn phản ứng nhanh nhạy trước các vấn đề, đồng thời đòi hỏi sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo cùng nhân viên từ trên xuống dưới. Đây là điều quan trọng bởi lẽ, đặt trong tình hình kinh tế đầy biến động, sự thay đổi là điều không thể đoán trước được. Các công ty Trung Quốc đã nhận thức được vấn đề này và thiết lập một khung chương trình để mọi nhân viên đều có thể nắm bắt được tiến độ công việc, thích ứng trong các tình huống khác nhau.

3. Chủ động tạo sự rõ ràng và bảo mật cho nhân viên

Trong một cuộc khủng hoảng, rất khó có thể tìm được sự rõ ràng nhất quán. Bởi lẽ tình hình và thông tin có thể liên tục thay đổi. Lời khuyên hiện tại có thể lỗi thời và trở nên không hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và phương thức hoạt động có thể thay đổi nhanh chóng. Vậy nên, nhân viên sẽ cần được áp dụng những cách làm việc mới, và ban quản lý, các cấp lãnh đạo có nghĩa vụ đưa ra thông tin nhất quán, kịp thời vào từng thời điểm khác nhau.

4. Phân bổ lại lao động linh hoạt cho các lĩnh vực khác nhau

Một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp cũng như người lao động trong thời kì dịch bệnh chính là không có khả năng tài chính chi trả cho nhân viên. Bởi lẽ vậy, tình trạng sa thải người lao động, mất việc làm ngày càng gia tăng. Để hạn chế tình trạng này, các công ty/ doanh nghiệp Trung Quốc đã đưa ra các gói giải pháp ưu việt như phân bổ nhân công vào các lĩnh vực/ việc làm khác, đề suất các ý tưởng phục hồi doanh nghiệp hay thậm chí hỗ trợ nhân viên để có thể tự kiếm tiền tại nhà bằng cách chu cấp máy tính, các trang thiết bị thiết yếu.

5. Thay đổi chiến lược bán hàng

Nghỉ dịch, đóng cửa tiệm trở thành ác mộng với những đại lý phân phối, bán lẻ. Nguồn hàng không được khách hàng tiếp cận, người kinh doanh cần làm gì để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng? Rất nhiều công ty Trung Quốc đã nhanh chóng thay đổi phương thức bán hàng từ hình thức offline sang online, biến nhà kinh doanh thành các streamer thứ thiệt để chia sẻ bài toán kinh doanh, thu hút lượt xem và quan tâm vô cùng lớn.

6. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phối hợp nhân viên và đối tác

“Work from home” dẫn đến một loạt các thách thức phối hợp phức tạp mới, nhiều công ty Trung Quốc đã tìm đến các nền tảng truyền thông xã hội, như WeChat, để điều phối nhân viên và đối tác, giúp công cuộc làm việc tại nhà hiệu quả và nhanh chóng hơn.

7. Chuẩn bị cho sự phục hồi nhanh hơn bạn mong đợi

Chỉ sáu tuần sau khi bùng phát ban đầu, Trung Quốc dường như đang trong giai đoạn đầu phục hồi. Các chỉ số cho thấy sự chậm trễ tắc nghẽn chỉ đang ở mức 73% của năm 2019, bắt đầu từ mức 62% – điểm tồi tệ nhất của dịch bệnh, cho thấy sự xê dịch dù chậm nhưng đang theo chiều hướng đi lên của hàng hóa và con người. Tương tự như thế, các con số cũng chỉ ra được lượng tiêu thụ than dường như đang phục hồi từ mức 43% đến 75% của năm 2019, điều này đem đến dấu hiệu tích cực của một số ngành sản xuất được nối lại. Ngoài ra đối với các giao dịch bất động sản, vốn đã giảm xuống 1% so với năm 2019 nhưng sau đó đã bị trả về 47%.

8. Tìm kiếm cơ hội giữa nghịch cảnh

Dịch bệnh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành nghề, lĩnh vực tại Trung Quốc ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, mặt khác, cũng có nhiều ngành nghề trở nên phổ biến, điều này thể hiện ở nhu cầu sử dụng cụ thể của các doanh nghiệp như ngành Thương mại điện tử B2B (dịch vụ họp từ xa, phương tiện truyền thông xã hội, sản phẩm vệ sinh, bảo hiểm y tế và nhiều nhóm sản phẩm khác). Một số doanh nghiệp Trung Quốc đã khai thác thành công các lĩnh vực “gặp thời, ra lời này.

9. Đổi mới nhanh chóng dựa vào nhu cầu mới

Ngoài việc tái cân bằng danh mục sản phẩm của bạn, nhu cầu của khách hàng mới cũng tạo ra cơ hội cho sự đổi mới. Khi bị đe dọa bởi khủng hoảng, nhiều công ty sẽ tập trung vào các động thái phòng thủ, nhưng một số công ty Trung Quốc mạnh dạn đổi mới xung quanh các cơ hội mới nổi. Đây là phương thức thông minh, ứng phó hợp lý giữa tình hình kinh tế bấp bênh, không ổn định.

10. Phát hiện thói quen tiêu dùng mới được hình thành

Sự thay đổi ở các ngành nghề sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng, và nhiều lĩnh vực mới sẽ tái định hướng thực tế thị trường ở Trung Quốc và các nơi khác. Thật vậy, cuộc khủng hoảng SARS đã ghi nhận là thúc đẩy việc áp dụng thương mại điện tử ở Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để chắc chắn rằng những thói quen mới này sẽ tồn tại lâu dài.

Trả lời