Đầu tư ngang hàng P2P Lending – Khó khăn và thách thức nào cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính?
Tiềm năng phát triển của hình P2P Lending vô cùng lớn, nhưng vì cơ chế lỏng lẻo, hình thức này bị nhiều cơ sở lợi dụng, biến tướng thành hình thức “tín dụng đen”. Điều này khiến các cá nhân/ doanh nghiệp làm ăn chân chính lo lắng và cũng mong muốn một hành lang pháp lý cụ thể
Ông Nguyễn Việt Hưng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lendbiz cho hay, hiện có rất nhiều công ty lấy danh nghĩa P2P, song thực tế không có nhà đầu tư cá nhân, mà lấy tiền của chính công ty để cho vay, hoạt động, lãi vay và cách đòi nợ giống hệt mô hình tín dụng đen, làm tổn hại đến mô hình P2P.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam đang vận hành các nền tảng P2P, nhu cầu của thị trường này rất lớn. Đơn cử, sau 5 năm hoạt động, doanh số cho vay của Tima đã lên tới hơn 93.400 tỷ đồng, cao hơn nhiều ngân hàng trong nước, số khách hàng của công ty này đã vượt 4 triệu. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập cuộc sau cũng đã sở hữu hàng ngàn lượt khách vay.
Đây là lí do mà các doanh nghiệp làm ăn chân chính đều hết sức mong chờ cơ chế cụ thể của Ngân hàng nhà nước về mô hình này. Mặc dù vậy, tuy nhiên cũng theo ông Nguyễn Việt Hưng kỳ vọng, cơ chế này không nên kiểm soát quá chặt, nếu không, doanh nghiệp sẽ rất khó triển khai. Bởi bản chất của tín dụng luôn đi kèm với rủi ro nợ xấu, kể cả ngân hàng, với P2P, rủi ro càng lớn hơn. Vì vậy, nếu quản quá chặt, doanh nghiệp không thể đáp ứng điều kiện, thì việc thí điểm P2P sẽ mất ý nghĩa.
Đương nhiên, việc đưa ra các điều kiện của các công ty P2P, như vốn điều lệ, trình độ người quản lý… là rất cần thiết. Việc chuẩn hóa hoạt động P2P cũng giúp khách hàng nhận diện được các công ty “chuẩn” để đầu tư hoặc vay vốn.
Các chuyên gia ngân hàng kỳ vọng, hành lang pháp lý về cơ chế thử nghiệm P2P của NHNN sẽ đưa ra những quy định hợp lý, đủ “thoáng” để các doanh nghiệp có thể hoạt động trong phạm vi cho phép, song đủ “chặt” để xóa sổ các app cho vay tín dụng đen biến tướng, quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên để pháp luật có thể dễ dàng phân xử khi tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó, việc công bố danh sách công ty P2P được phép thử nghiệm sẽ giúp người dân nhận diện được các công ty hợp pháp, không bị rơi vào bẫy của tín dụng đen trá hình.
=> Đọc thêm tại: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-p2p-ngong-co-che-thi-diem-d124004.html