Bạn cần làm gì để kêu gọi vốn từ nhà đầu tư thành công?

LendbizChia sẻ kiến thứcNhà đầu tưBạn cần làm gì để kêu gọi vốn từ nhà đầu tư thành công?

Có rất nhiều cách thức để kêu gọi vốn của nhà đầu tư, nhưng để có thể thành công một cách nhanh chóng và tăng tối đa khả năng kêu gọi vốn thành công. Các doanh nghiệp gọi vốn cần chú ý điều sau để “đánh nhanh thắng nhanh” ở mọi mặt trận nhé.

1. Chuẩn bị kế hoạch một cách kĩ càng

Để kêu gọi vốn thành công, bạn cần chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch chi tiết và kĩ càng, thể hiện rõ hướng đi của doanh nghiệp, thể hiện rõ tiềm năng của một doanh nghiệp mới và trẻ. Đó có thể là lĩnh vực ít người biết đến, có tiềm năng trên thế giới nhưng chưa được phát triển ở Việt Nam. Đó có thể là hình thức kinh doanh cũ, nhưng cách khai thác mới thì khả năng kêu gọi vốn thành công vẫn vô cùng cao.

2. Trình bày luận điểm rõ ràng mạch lạc

Khi bạn đã chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch hoàn hảo, bước tiếp theo để thuyết phục nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào cách trình bày vấn đề của bạn, có tường minh không, có thu hút không, có tự tin không. Chỉ khi nào bạn tự tin với bản kế hoạch của mình, tự tin với những gì mình triển khai thì bạn mới có đủ khả năng thuyết phục người khác tin theo bạn. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, hãy giữ một cái đầu lạnh, bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề, mọi câu hỏi mà nhà đầu tư đưa ra. Hãy để người khác có niềm tin rằng, doanh nghiệp của bạn đầy tiềm năng và xứng đáng nhận được mức đầu tư hợp lý.

3. Định giá sản phẩm của doanh nghiệp mình, nêu rõ mức mong muốn được đầu tư

Đây là điều quan trọng trong quá trình thương thảo, nhà đầu tư cần biết cụ thể bạn muốn nhận mức đầu tư là bao nhiêu? Tương đương với bao nhiêu % cổ phần nếu lên thị trường chứng khoán. Khi định hướng rõ điều này, họ sẽ tự có một định hình từ trước. Bạn cũng sẽ ghi điểm bởi sự chuyên nghiệp cẩn thận của mình.

Ngoài ra hãy nhớ, khi đã có một nhà đầu tư gật đầu, bạn cũng có thể tìm kiếm thêm các nhà đầu tư khác để thúc đẩy quá trình thực hiện dự án. Khi dự án nhận được nhiều sự quan tâm, chứng tỏ bạn đang sở hữu một doanh nghiệp đầy tiềm năng.

4. Founder nên bỏ khoản đầu tư đáng kể, tự rót vốn vào doanh nghiệp của mình

Trường hợp này thường đến từ các Start up nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp không tự rót vốn vào doanh nghiệp của mình ở những bước đầu dẫn đến sự phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà đầu tư “thiên thần”. Điều này vô tình khiến các nhà đầu tư nghi ngờ vào khả năng thành công của doanh nghiệp (bởi chính người chủ còn ko dốc sức vào doanh nghiệp của mình)

Hãy tao sự tin tưởng ngay từ đầu với các nhà đầu tư, doanh nghiệp là của bạn, ý tưởng cũng là của bạn. Đừng biến chúng thành của người khác ngay từ thời điểm bắt đầu, hãy chăm chút cho “đứa con” của mình phát triển. Để khi “ra mắt” nhà đầu tư, họ sẽ biết doanh nghiệp của bạn đầy tiềm năng để phát triển rực rỡ hơn nữa trong tương lai.

Trả lời