5 sai lầm tài chính phổ biến cần tránh

LendbizChia sẻ kiến thức5 sai lầm tài chính phổ biến cần tránh

Việc lập một kế hoạch và quản lý tài chính là thách thức lớn với hầu hết các doanh nhân trẻ. Tuy nhiên, đây lại được coi là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, là cơ sở thuyết phục và đảm bảo với các nhà đầu tư tiềm năng về tính hợp lệ của doanh nghiệp.

Là một doanh nhân, bạn có thể mắc nhiều sai lầm về tài chính. Tuy nhiên, một khi bạn biết những sai lầm tiềm ẩn, bạn có thể thực hiện các bước đơn giản để tránh điều đó. Dưới đây là 5 sai lầm tài chính mà các công ty khởi nghiệp thường mắc phải và cách khắc phục.

Tính toán sai

Việc tính toán sai cũng đồng nghĩa với việc tiền của bạn đang bị “đốt” dần đi. Số tiền đó chính là số vốn bạn sử dụng hàng tháng để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Nếu bạn không hiểu rõ về tỷ lệ rủi ro, bạn đang cản trở nghiêm trọng khả năng đạt được các mốc quan trọng của mình trước khi hết tiền.

Theo khảo sát của Hiscox, một công ty bảo hiểm quốc tế có trụ sở tại Bermuda về các chủ doanh nghiệp mới, khoảng một phần ba chi phí hàng tháng của họ bị tiêu tốn. Tương tự, gần 20% chủ doanh nghiệp mới nhận ra rằng họ không có đủ tài chính. Việc tính toán sai chi phí hoạt động khiến các giả định tài chính ban đầu đặt ra thường không phù hợp, không đi đúng tiến trình.

Do đó, cách khắc phục tốt nhất đó là theo dõi tất cả các chi phí trong quá trình khởi động, vận hành. Đưa ra dự báo thực tế về doanh số, dự trù các rủi ro có thể xảy đến. Trong trường hợp này, dự báo là chìa khóa. Bạn cần tính cả chi phí cố định, chi phí biến đổi và liên tục đưa ra các dự báo phản ánh chính xác tình trạng thực tế của doanh nghiệp bạn.

Thiếu sự hiểu biết về thị trường

Nếu không hiểu đúng về thị trường, bạn có thể sai lầm khi định giá sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Cần tính toán chí phí, lợi nhuận, xem xét vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, xác định giá trị của sản phẩm…

Lưu ý, trước khi tiến hành nghiên cứu, khảo sát, cần đặt ra câu hỏi: Khách hàng của bạn là ai? Sản phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu nào? Bạn phải cung cấp những gì? Đối thủ của bạn là ai? Và những xu hướng nào có thể ảnh hưởng đến thị trường của bạn?…

Thuê và mở rộng quá nhanh

Một sai lầm lớn của nhiều công ty khởi nghiệp là tuyển dụng quá nhanh, quá nhiều. Việc có quá nhiều nhân viên sẽ làm tiêu hao rất nhiều chi phí. Ngoài chi phí tuyển dụng và tiền lương, còn có các chi phí vật chất khác như: không gian văn phòng, thiết bị và vật tư phục vụ công việc… Hay như các khoản chi phí “ngầm” khác.

Hãy thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra với họ nếu công ty của bạn không phát triển và bạn cần sa thải nhân viên? Và cũng đừng quên chi phí danh tiếng là rất quan trọng. Nó sẽ như thế nào đối với các nhà đầu tư và những người khác nếu bạn phải tách nhóm của mình ra? Thay vào đó, hãy tuyển dụng, thuê nhân công một cách từ từ, đảm bảo tương xứng với khối lượng công việc ở từng thời kỳ.

Chú trọng tuyển dụng nhân viên giàu kinh nghiệm

Đừng lãng phí tiền thuê chỉ vì lợi ích của kinh nghiệm, đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới. Thay vào đó hãy tiết kiệm chi phí thuê nhân viên bằng cách tuyển dụng tiềm năng. Và, bất cứ khi nào có nhu cầu, mong muốn mở rộng, phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ, bạn có thể thuê ngoài với các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp.

Ví dụ: thuê ngoài hỗ trợ tài chính giúp bạn giải phóng thời gian để tập trung vào các khía cạnh khác của doanh nghiệp. Công ty bạn thuê sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng và thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình.

Tự kiếm tiền bằng tài chính của bản thân

Nếu bạn đã kết thúc vòng gọi vốn đầu tiên, có nhiều khoản chi hoặc đang kiếm được doanh thu thực, bạn cần một giám đốc tài chính để giúp bạn quản lý tài chính của mình ở cấp độ chiến lược. Nếu bạn chưa có nhiều hoạt động tài chính, bạn có thể không cần đến những vị trí cấp cao, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, ít nhất, bạn vẫn cần một số hỗ trợ tài chính với công việc kế toán và ghi sổ sách hàng ngày của mình. Thành thật mà nói, bạn sẽ tốn nhiều chi phí hơn về lâu dài khi tự lo liệu tài chính của mình hơn là thuê một chuyên gia ngay từ đầu.

Lưu ý rằng không cần thiết phải có nhân viên kế toán toàn thời gian hoặc giám đốc tài chính. Nếu công ty của bạn vẫn còn nhỏ, việc thuê ngoài các chức năng này sẽ hợp lý hơn, nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết đồng thời giảm cơ cấu chi phí. Chỉ cần bạn không tự làm điều đó một mình!

Trả lời