4 bước để hiện thực hóa giấc mơ doanh nghiệp

LendbizChia sẻ kiến thức4 bước để hiện thực hóa giấc mơ doanh nghiệp

Để sở hữu một doanh nghiệp, có nhiều thứ bạn cần phải chuẩn bị từ tài chính, pháp lý cho đến tinh thần. Dưới đây là 4 điều cơ bản để hiện thực hóa giấc mơ doanh nghiệp bạn cần biết.

1. Lựa chọn cấu trúc doanh nghiệp

Có nhiều cách thức khác nhau mà bạn có thể đặt nền nóng, cấu trúc doanh nghiệp của mình, đối với mỗi trường hợp lại mang một ý nghĩa khác nhau. Bạn cần nghiêm túc cân nhắc giữa các hình thức doanh nghiệp và quyết định một cấu trúc phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn trước khi đăng kí thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước

Các hình thức doanh nghiệp phổ biến bao gồm: Chủ sở hữu duy nhất (hoặc quan hệ đối tác) / Kinh doanh dưới dạng (DBA); công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC); hoặc, trong trường hợp của các công ty lớn hơn – Tập đoàn.

Hình thức một chủ sở hữu duy nhất là một trong những cấu trúc doanh nghiệp nhỏ đơn giản nhất và thường được sử dụng khi nó là một thực thể tại gia không có nhân viên. Trong trường hợp này, không có sự tách biệt hợp pháp giữa công ty và chủ sở hữu. Cấu trúc này được gọi là quan hệ đối tác khi có nhiều hơn một chủ sở hữu hoặc Kinh doanh dưới dạng (DBA) khi bạn đưa ra một cái tên giả định cho tổ chức của mình.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) là một lựa chọn phổ biến khác cho các công ty hoạt động nhỏ lẻ. Hình thức này tổng hòa lợi ích của một công ty đơn thuần với một công ty có một chủ sở hữu duy nhất. Nó giúp cung cấp một rào cản giữa tổ chức và chủ sở hữu. Đây là một lựa chọn tốt cho những chủ sở hữu muốn linh hoạt trong việc quản lý hoặc đại diện cho thương hiệu của họ hoặc những người không muốn chịu trách nhiệm cá nhân cho công ty của họ.

Một tập đoàn, trong đó có một hình thức (bao gồm C Corp, S Corporation, Nonprofit hoặc Professional Corporation), thường được sử dụng bởi các công ty lớn có nhu cầu cấu trúc phức tạp hơn. Nó rất đáng để xem xét nếu bạn dự định ra mắt công chúng trong tương lai, nhưng hình thức này cũng khá phức tạp, nhiều thủ tục để một người hoặc một tổ chức nhỏ để quản lý một mình.

2. Lựa chọn tên cho doanh nghiệp

Đây chắc chắn là phần hấp dẫn nhẫn đối với các doanh nghiệp khi mới bắt đầu. Câu hỏi phải làm sao để đặt tên cho thật thu hút, đặc sắc hẳn nhiên trở thành bài toán khó với bất kì ai. Bắt buộc mỗi người chủ đều phải tự vận động trí não, brainstorm một cách hiệu quả. Trước khi đặt tên bạn cần chú ý những điều sau:

  • Đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ. Đừng ham những cái tên quá dài dòng hay khó phát âm, điều này khiến tên gọi của bạn mang tính thân thiện với công chúng hơn.
  • Không “copy” ý tưởng đối thủ. Đừng làm giảm giá trị thương hiệu của bạn ngay từ thời điểm bắt đầu, càng không nên khiến khách hàng thắc mắc nghi ngờ về hai thương hiệu. Đặc biệt nếu bạn kém hơn đối thủ, nếu có quá nhiều điểm trùng lặp, khách hàng sẽ tự mặc định bạn chỉ là hàng…đạo nhái.

Vậy điều bạn nên làm lúc này là gì

  • Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng cái tên bạn đang mong muốn vẫn còn giá trị về mặt pháp lý và chủ sở hữu. Hẳn nhiên bạn sẽ không muốn cái tên mình ấp ủ bấy lâu, suy nghĩ bấy lâu đã là tên gọi của một doanh nghiệp nào đó khác rồi. Vậy nên hãy kiểm tra kĩ lưỡng trước khi bắt đầu đăng kí một cái tên hợp pháp.
  • Cùng theo đó, hãy kiểm tra tên miền web xem chúng có sẵn không nhé. Nếu tên miền chính xác của bạn đã được sử dụng, hãy đảm bảo rằng tên miền đó không có nội dung có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của bạn nếu mọi người nhầm lẫn giữa hai tên miền.

3. Nhận tư vấn của một chuyên gia thuế

Nhận tư vấn thuế ngay từ đầu có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, giải quyết mối bận tâm về lâu dài. Bàn bạc, nhận tư vấn của họ trước khi đăng ký để đảm bảo bạn hiểu đầy đủ ý nghĩa thuế liên doanh của bạn.

Tận dụng cơ hội để thảo luận về phương pháp kế toán tốt nhất cho nhu cầu hoạt động của bạn. Tính nhất quán là rất quan trọng, vì vậy hãy thảo luận về những hồ sơ bạn sẽ cần phải giữ và trên cơ sở đó.

4. Sử dụng giấy phép và nhận giấy phép

Tùy thuộc vào loại công ty bạn có, hoặc lĩnh vực mà bạn tham gia, bạn có thể yêu cầu giấy phép cụ thể để hoạt động hợp pháp. Nói cách khác hình thức kinh doanh của bạn sẽ đòi hỏi bạn

Một số giấy phép có thể kể đến bao gồm Giấy phép của Sở cứu hỏa, Giấy phép nghề nghiệp / Giấy phép Nhà nước, Giấy phép Thuế Bán hàng và Giấy phép của Bộ Y tế. Nếu bạn không biết giấy phép nào bạn cần, bạn có thể liên hệ với văn phòng quận / thành phố địa phương hoặc xem xét một dịch vụ trực tuyến có thể xử lý quy trình này cho bạn.

Trả lời