3 lưu ý giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng suy thoái toàn cầu

LendbizChia sẻ kiến thứcDoanh nghiệp3 lưu ý giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng suy thoái toàn cầu

Không ngoa khi khẳng định, các chủ doanh nghiệp nhỏ đang phải hoạt động trong giai đoạn căng thẳng nhất của nền kinh tế toàn cầu . Cú đấm có một không hai mang tên Corona Virus khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng là người lao động thất nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng lao đao để phục hồi và vực dậy cả một bộ máy sau thời gian dài đóng băng.

Bài viết này sẽ đưa ra các lưu ý cơ bản, giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại hướng “đường ray” trong thời gian sắp tới.

1. Tránh cắt giảm Marketing

Trong hầu hết các trường hợp, chủ doanh nghiệp thường phản ứng với suy thoái bằng việc giảm thiểu chi phí, từ cắt giảm lương cho đến sa thải nhân sự, giảm thiểu khoản chi tiêu trong khâu vận hành,…. Tuy nhiên trong số đó, có một loại hình thức không nên có trong nhóm “giảm thiểu” đó là Marketing, là quảng cáo – Hay có cái tên thuần Việt hơn là đó là tiếp thị, chào bán sản phẩm thông qua cách kênh ngạch online, offline

Có rất nhiều dữ liệu chứng minh rằng, các doanh nghiệp nói không với việc cắt giảm Marketing trong thời kỳ suy thoái hay thậm chí bổ sung thêm tiền bạc vào ngân sách quảng cáo, luôn phát triển bền vững và hiệu quả. Mặc dù không thể phủ nhận, ý tưởng “Giữ nguyên budget, không cắt giảm chi tiêu” có vẻ không hoàn hảo đối với nhiều doanh nghiệp tuy nhiên trên thực tế phương pháp này lại đem đến hiệu quả bất ngờ, đặc biệt với các doanh nghiệp có nguồn hàng/ định hình sản phẩm tiêu biểu từ trước.

Ngoài ra, với khâu nhân sự, cắt giảm lương nhân sự có vẻ là một phương pháp nhân văn và tốt hơn nhiều so với việc sa thải một cá nhân. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, cái “rây lọc” mang tên Covid 19 cũng giúp các bộ phận làm việc chỉn chu và tận tâm hơn, bởi không ai biết mình có trở thành “người được chọn” tiếp theo trong công cuộc sa thải nhân sự hay không.

Nói đi cũng phải nói lại, sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhân lực. Đó là lý do bạn cần phải giữ càng nhiều nhân viên có giá trị xung quanh càng tốt trong thời gian dài.

2. Đầu tư vào đào tạo bán hàng

Khi gặp khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào dòng vốn. Điều này khá hợp lý, tuy nhiên giống như việc chi tiêu vào marketing, dòng vốn là thứ cần đầu tư có mục tiêu thay vì cắt giảm.

Một trong những bước hiệu quả nhất để thúc đẩy bán hàng đó là đầu tư vào đào tạo bổ sung cho nhân viên bán hàng. Áp dụng cách thức này sẽ giúp tăng hiệu suất bán hàng và giúp tối đa hóa hiệu quả marketing trong kinh doanh. Đừng quên cung cấp cho nhân viên bán hàng các kỹ năng và công cụ họ cần để chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế và thân quen.

Doanh số bán hàng mãi dậm chân tại chỗ và không chịu khởi sắc? Việc đầu tư vào đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi cảnh suy thoái nhanh chóng hơn.

3. Định vị thành công

Điều quan trọng cần lưu ý là cần hoạch định một danh sách đầy đủ và chi tiết. Mỗi doanh nghiệp cá nhân sẽ có những vấn đề để lo lắng riêng, và điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tồn tại rất nhiều kế hoạch cụ thể khác. Vấn đề trọng tâm ở đây là, các doanh nghiệp cần tự định giá được thương hiệu của mình, giúp chúng đi lên bằng nhiều hành động cụ thể. Doanh nghiệp của bạn ở đâu trên thị trường, đã thu hút được lượng khách hàng nhất định và giữ chân họ trở thành khách hàng chung thành chưa? Tất cả những câu hỏi đó sẽ giúp chủ doanh nghiệp tự hoạch định được kế hoạch truyền thông cụ thể.

Đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng mỗi ngày để giúp thương hiệu có tiếng nói trên thị trường, để giúp các công ty tồn tại, đây chính là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu. Và khi khó khăn chung của nền kinh tế đi qua, các cơ hội sẽ tìm đến và giúp doanh nghiệp của bạn thuận lợi bước vào giai đoạn “guồng quay” của thị trường. Vậy nên hãy giữ tâm trạng tích cực, lạc quan, áp dụng những chính sách bước đi đúng đắn và ngày tốt hơn sẽ đến thôi.

Trả lời