Vì sao Việt Nam hấp dẫn hơn Trung Quốc, Ấn Độ trong mắt nhà đầu tư nước ngoài?

LendbizChia sẻ kiến thứcDoanh nghiệpVì sao Việt Nam hấp dẫn hơn Trung Quốc, Ấn Độ trong mắt nhà đầu tư nước ngoài?

Trang EurAsian Times mới đây dẫn báo cáo Economist Intelligence Unit (EIU) – bộ phận phân tích và nghiên cứu thuộc Economist Group – cho biết Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hấp dẫn tại châu Á.

Báo cáo của EIU nhận định Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất giá rẻ mới trong chuỗi cung ứng tại châu Á. Các nhân tố giúp Việt Nam nổi trội hơn so với các quốc gia khác trong khu vực bao gồm ưu đãi dành cho doanh nghiệp quốc tế mở nhà máy sản xuất hàng công nghệ cao, nguồn lao động dồi dào giá rẻ cũng như lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do.

“Việt Nam ghi điểm cao hơn Ấn Độ và Trung Quốc về chính sách FDI và kiểm soát thương mại quốc tế, hối đoái”, báo cáo của EIU nhận định. “Điểm số về thị trường lao động của Việt Nam cũng cao hơn so với Ấn Độ. Với dân số 1,38 tỷ người, Ấn Độ vẫn xếp sau Việt Nam – quốc gia có dân số 97,34 triệu người”.

Ấn Độ có điểm số thấp đáng ngạc nhiên về chính sách FDI trong số 14 quốc gia được EIU khảo sát. Ngoại trừ Indonesia và Bangladesh, Ấn Độ xếp sau tất cả quốc gia khác về FDI và thị trường lao động. Cả Ấn Độ và Indonesia đều đang nỗ lực thực hiện cải cách luật lao động. Trong khi đó, Bangladesh đang đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do và ưu đãi.

Báo cáo của EIU dự báo triển vọng tươi sáng đối với Việt Nam trong thời gian tới. “Việc trở thành thành viên của các hiệp định thương mại tự do chứng tỏ Việt Nam có vị thế mạnh mẽ trong quan hệ thương mại, nhờ đó giảm chi phí xuất khẩu”, báo cáo nhận xét.

Theo Ruchir Sharma, chiến lược gia về các thị trường mới nổi tại Morgan Stanley, mức FDI trên GDP hơn 6% của Việt Nam là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia mới nổi trên thế giới. Sau năm 2013, chi phí lao động tăng lên tại Trung Quốc đã dẫn tới dòng vốn FDI sụt giảm và chuyển hướng chảy sang các quốc gia châu Á khác, trong đó Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, trong năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 28,53 tỷ USD. Dù con số này chỉ 75% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn được đánh giá là một thành tựu lớn của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây tác động nặng nề tới hầu hết nền kinh tế trên thế giới.

Hồi tháng 7/2020, tờ The Economist, cũng thuộc Economist Group, nhận định Việt Nam từng hưởng lợi lớn từ sự tăng trưởng của thương mại thế giới và giờ đây tiếp tục hưởng lợi từ sự lung lay của toàn cầu hóa.

“Nền kinh tế phát triển ổn định giúp Việt Nam ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc ngân hàng nhà nước giữ đồng nội tệ ổn định so với đồng USD, tính dụng ngân hàng được thắt chặt, lạm phát duy trì ở mức thấp… là loạt yếu tố giúp Việt Nam chiếm được lòng tin của giới đầu tư”, The Economist chỉ ra.

Trước đó, báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) của hãng định giá thương hiệu Anh Brand Finance cũng nhận định Việt Nam đang nổi lên là “thiên đường” sản xuất mới tại Đông Nam Á.

“Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm bệnh và tử vong vì Covid-19 thấp đáng kinh ngạc và nổi lên là một trong những điểm đến sản xuất hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ đang muốn chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh những căng thẳng do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung”, Brand Finance đánh giá.

Theo Brand Finance, Việt Nam là nước có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2020, đi ngược xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch Covid-19.

Trả lời

Nguyễn Việt Hưng

Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc

Ông Nguyễn Việt Hưng hiện đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT – Giám đốc Công ty CP Lendbiz, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh và điều hành hoạt động của Lendbiz. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng năm 1995 và thạc sĩ kinh tế ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện tài chính năm 2006, ông đã có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng:

  • 03 năm với vị trí Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á
  • 05 năm với vị trí Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
  • 03 năm đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Thăng Long

TRẦN ANH VƯƠNG

Thành viên HĐQT - Cố vấn cao cấp

Ông Vương đảm nhiệm chức vụ cố vấn cao cấp Hội đồng quản trị Lendbiz từ năm 2018. Ông là một trong bốn ban giám khảo quyền lực của chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ.

Ông Vương tốt nghiệp cử nhân và cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội. Ông Vương giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau từ Xuất nhập khẩu, Sản xuất, Bất động sản và Đầu tư. Ông Vương còn là doanh nhân quan tâm đến phát triển thế hệ trẻ và có đóng góp tích cực vào các hoạt động cộng đồng.

Ông hiện là Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.

PHẠM THANH DUNG

Thành viên HĐQT - GĐ Quản trị rủi ro

Bà Phạm Thanh Dung, thành viên HĐQT, đảm nhận vai trò Giám Đốc Khối Quản trị rủi ro. Bà Dung chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược Rủi ro, Phát triển sản phẩm, Xây dựng chính sách. Bà Dung tốt nghiệp Học Viện Ngân hàng và thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Bà có 16 năm kinh nghiệm tại các ngân hàng địa phương và quốc tế trước khi làm việc tại Lendbiz:

  • 04 năm làm Trưởng phòng quản lý rủi ro và thu hồi nợ – VPbank
  • 03 năm làm Giám đốc Chi nhánh, Prudential Finance
  • 04 năm làm Trưởng phòng phê duyệt và thẩm định – PGbank

NGUYỄN HỒNG PHONG

Giám đốc Trung Tâm Kinh Doanh

Ông Nguyễn Hồng Phong đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Kinh Doanh, trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh khu vực Hà Nội. Trước khi làm việc cho Lendbiz, ông Phong đã có 13 năm kinh nghiệm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

  • 2 năm: Trưởng phòng Quản lý rủi ro – BIDV chi nhánh Nam Hà Nội
  • 5 năm: Trưởng phòng Khách hàng cá nhân – BIDV chi nhánh Nam Hà Nội

LÊ HOÀNG NGUYÊN

Phó Tổng Giám đốc

Ông Lê Hoàng Nguyên hiện đang đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc tại Lendbiz. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, ông đã có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình và phát triển sản phẩm:

  • 02 năm làm Phó Giám Đốc Công ty CP Công nghệ An Vui
  • 03 năm Quản lý Dự án tại Công ty TNHH Fruitful Technology
  • 02 năm làm Lập trình viên cao cấp tại Công ty CP An Gia
  • 03 năm làm Lập trình viên cao cấp  tại Công ty CP Đào tạo và Giáo dục trực tuyến Net2E

Nguyễn Hoàng Nam

Giám đốc Chiến lược

Ông Nguyễn Hoàng Nam được bổ nhiệm làm Giám đốc chiến lược chính thức gia nhập đội ngũ lãnh đạo tài năng của Lendbiz kể từ tháng 6/2022.

 

  • Tiến sĩ tốt nghiệp năm 2019 từ Trường Đại học Hồ Nam (Trung Quốc-xếp hạng 195 thế giới - theo US News & World Report)
  • Chuyên gia trên trang tin tức Kinh tế số 1 Việt Nam: CafeF
  • Đã công bố 03 nghiên cứu đạt chuẩn của Viện thông tin khoa học Hoa Kỳ (ISI)
  • Đã trải qua kinh nghiệm thực chiến tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội (HANIF)
  • Hơn 15 năm kinh nghiệm quản lý, giảng dạy Đại học và Cao học tại các Trường Đại học công và tư ở Việt Nam