Vì sao ngành công nghệ Nhật Bản ngày càng lép vế?

LendbizChia sẻ kiến thứcVì sao ngành công nghệ Nhật Bản ngày càng lép vế?

Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến những thương hiệu lừng danh với tuổi đời cả trăm năm như Sony, Toshiba, Panasonic, Sharp… Thậm chí, đã có thời kỳ người Việt lưu truyền câu nói ‘nét như Sony, phẳng lì như Panasonic’ để nhấn mạnh sự thần kỳ của các sản phẩm đến từ xứ sở hoa anh đào. Nhiều gia đình Việt khi đó còn dùng cả cây vàng để mua tivi, xe máy Nhật, nhằm chứng tỏ sự chịu chơi, độ sành điệu.

Văn hóa làm việc và kỷ luật thép của người Nhật đã giúp các tập đoàn công nghệ nói trên vươn mình mạnh mẽ trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21. Nhưng khi công nghệ chuyển dịch trọng tâm từ phần cứng sang phần mềm, các tập đoàn Nhật Bản vẫn giữ thói quen cũ và bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế.

Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, các ông lớn ngành công nghệ Nhật Bản mới bắt đầu thấm đòn. Nhưng thay vì đối diện xử lý khủng hoảng, một số ông lớn lại chọn cách giấu nhẹm nó đi dẫn tới những bê bối chấn động ở Toshiba, Panasonic và Olympus sau này.

Theo Michael Woodford, người từng là CEO nước ngoài của Olympus và vạch trần gian lận kế toán trị giá 1,7 tỷ USD kéo dài suốt 13 năm ở công ty này, văn hóa sùng bái người cao niên và sự bảo thủ đã khiến người Nhật không chịu thay đổi, dẫu đã bị tụt hậu công nghệ khá xa.

Khủng hoảng buộc nhiều tên tuổi lớn đã phải bán mình để trụ lại ở thời cuộc khó khăn này. Năm 2020, Toshiba hoàn tất việc bán nốt cổ phần ở mảng PC cho đối thủ Sharp và chính thức rút chân hoàn toàn khỏi mảng kinh doanh laptop vốn một thời bá chủ toàn cầu. Thậm chí, chính Sharp trước đó đã phải bán mình cho Foxconn của Đài Loan vào năm 2016 sau nhiều năm vật lộn vì thua lỗ.

Trở lại với Toshiba, tập đoàn 145 năm tuổi này đã phải xé lẻ nhiều mảng kinh doanh cốt lõi như bán mảng đồ gia dụng cho Midea của Trung Quốc và thiết bị y tế cho Canon năm 2016, bán mảng chip nhớ cho một quỹ đầu tư của Mỹ và mảng tivi cho một công ty Trung Quốc vào năm 2017.

Trả lời