Nhờ đâu ngân hàng lãi lớn từ kinh doanh ngoại hối?

LendbizChia sẻ kiến thứcNhờ đâu ngân hàng lãi lớn từ kinh doanh ngoại hối?

ĐỒNG LOẠT LÃI LỚN TỪ KINH DOANH NGOẠI HỐI

Thống kê 17 ngân hàng đầu tiên (chưa có các ngân hàng lớn như Vietinbank, BIDV, Agribank, Eximbank, Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 cho thấy, có đến 14 tổ chức báo lãi lớn từ kinh doanh ngoại hối, tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng trưởng thậm chí tính bằng lần.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã: VCB, Vietcombank) tiếp tục là ngân hàng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối khi ghi nhận 2.963 tỷ đồng lãi thuần trong 9 tháng đầu năm 2020, riêng trong quý 3 đóng góp 1.034 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 16,9% và 14% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tin (mã: STB, Sacombank) và Ngân hàng TMCP Quân đội (mã: MBB, MB), mặc dù trong quý 3/2020 ghi nhận lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm nhẹ, nhưng tính chung 9 tháng Sacombank và MB ghi nhận mức tăng trưởng lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối lần lượt 32% và 9,8% với giá trị 558 tỷ đồng và 518 tỷ đồng.

Nằm trong top các ngân hàng có lãi lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối còn có Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với lãi thuần ghi nhận cho kỳ 9 tháng đạt lần lượt 488,5 tỷ đồng; 342,3 tỷ đồng và 227,3 tỷ đồng. Trong đó, ABBANK ghi nhận mức lãi thuần tăng đột biến ở cả quý 3 và 9 tháng đầu năm, lần lượt 51% và 147% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, trong nhóm các ngân hàng ghi nhận lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối lớn còn có Ngân hàng SCB với lãi thuần từ kinh doanh chứng khoán và kinh doanh ngoại hối 9 tháng đạt hơn 462 tỷ đồng.

Xét về tăng trưởng, 5 ngân hàng có tăng trưởng lãi thuần kinh doanh ngoại hối trong 9 tháng đầu 2020 tính bằng lần gồm: TPBank (+4,7 lần), Saigonbank (+2,75 lần), Seabank (+2,27 lần), ABBANK (+1,47 lần), MSB (+1,33 lần).

Chỉ có 3 ngân hàng ghi nhận hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ trong 9 tháng gồm VPBank (-220 tỷ đồng), VIB (-6,8 tỷ đồng) và BacA Bank (-6,2 tỷ đồng). Dù vậy, VIB và BacA Bank đã có lãi tăng mạnh trong quý 3/2020 lần lượt ghi nhận lãi 21 tỷ đồng (so với cùng kỳ lỗ -28,6 tỷ đồng) và 7,4 tỷ đồng (so với cùng kỳ lỗ -4,2 tỷ đồng).

3 LỢI THẾ

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng thường gồm: thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay, thu từ kinh doanh vàng và thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Riêng mục thu từ kinh doanh vàng chỉ xuất hiện ở các tổ chức được cấp phép kinh doanh vàng miếng như Sacombank, ACB, SCB, MB, VPBank…, không có ở Vietcombank do Vietcombank không có phép kinh doanh vàng miếng.

Thuyết minh báo cáo tài chính quý 3 và 6 tháng xoát xét năm 2020 cho thấy, kinh doanh vàng và kinh doanh ngoại tệ giao ngay đã đóng góp chính kết quả tăng trưởng đột biến trong 9 tháng đầu năm 2020 đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức.

Các tổ chức có được lãi từ kinh doanh công cụ tài chính phái sinh tiền tệ rất ít. Đơn cử như VPBank, mặc dù 2 hoạt động kinh doanh vàng và kinh doanh ngoại hối giao ngay có lãi nhưng kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ bị lỗ đã kéo theo kết quả lỗ thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối đến 220 tỷ đồng.

Các nhà phân tích cho rằng, chênh lệch giá mua bán USD trong 9 tháng đầu năm 2020 rộng hơn cùng kỳ năm trước đã giúp các ngân hàng đạt được biên lợi nhuận cao hơn trong mỗi giao dịch. Ngoài ra, khối lượng giao dịch trong kỳ tăng so với 9 tháng đầu năm 2018.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, chệnh lệch giá mua – bán USD tại các ngân hàng khá rộng 160-220 đồng/USD, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 chỉ ở mức 100 – 120 đồng/USD. Hơn nữa, chênh lệch giá mua vào USD của các ngân hàng và giá bán USD của các ngân hàng cho Ngân hàng Nhà nước (tỷ giá Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước) khoảng 25 – 85 đồng/USD.

Trong 9 tháng đầu năm, NHNN đã mua vào khoảng 12-13 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối lên mức 92 tỷ USD. Khối lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào trong 9 tháng đầu năm 2020 ước tính bằng khối lượng mua vào cả năm 2019.

Ngoài ra, nghiệp vụ SWAP ngoại tệt trong bối cảnh tỷ giá VND/USD ổn định, lãi suất tiền gửi bằng đồng USD là 0% cũng góp phần vào lợi nhuận cho các ngân hàng.

Một yếu tố quan trọng nữa, 9 tháng năm 2020 giá vàng liên tục có nhiều đợt biến động và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, đã có lúc vàng vượt mức 62 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 50% so với đầu năm đã mang đến cơ hội vàng gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng được phép kinh doanh vàng miếng. Bởi thị trường vàng càng sôi động, giá vàng càng biến động các tổ chức kinh doanh vàng càng lãi lớn.

Theo Quỳnh Nguyễn | VnEconomy

Trả lời

Nguyễn Việt Hưng

Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc

Ông Nguyễn Việt Hưng hiện đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT – Giám đốc Công ty CP Lendbiz, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh và điều hành hoạt động của Lendbiz. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng năm 1995 và thạc sĩ kinh tế ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện tài chính năm 2006, ông đã có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng:

  • 03 năm với vị trí Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á
  • 05 năm với vị trí Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
  • 03 năm đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Thăng Long

TRẦN ANH VƯƠNG

Thành viên HĐQT - Cố vấn cao cấp

Ông Vương đảm nhiệm chức vụ cố vấn cao cấp Hội đồng quản trị Lendbiz từ năm 2018. Ông là một trong bốn ban giám khảo quyền lực của chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ.

Ông Vương tốt nghiệp cử nhân và cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội. Ông Vương giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau từ Xuất nhập khẩu, Sản xuất, Bất động sản và Đầu tư. Ông Vương còn là doanh nhân quan tâm đến phát triển thế hệ trẻ và có đóng góp tích cực vào các hoạt động cộng đồng.

Ông hiện là Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.

PHẠM THANH DUNG

Thành viên HĐQT - GĐ Quản trị rủi ro

Bà Phạm Thanh Dung, thành viên HĐQT, đảm nhận vai trò Giám Đốc Khối Quản trị rủi ro. Bà Dung chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược Rủi ro, Phát triển sản phẩm, Xây dựng chính sách. Bà Dung tốt nghiệp Học Viện Ngân hàng và thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Bà có 16 năm kinh nghiệm tại các ngân hàng địa phương và quốc tế trước khi làm việc tại Lendbiz:

  • 04 năm làm Trưởng phòng quản lý rủi ro và thu hồi nợ – VPbank
  • 03 năm làm Giám đốc Chi nhánh, Prudential Finance
  • 04 năm làm Trưởng phòng phê duyệt và thẩm định – PGbank

NGUYỄN HỒNG PHONG

Giám đốc Trung Tâm Kinh Doanh

Ông Nguyễn Hồng Phong đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Kinh Doanh, trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh khu vực Hà Nội. Trước khi làm việc cho Lendbiz, ông Phong đã có 13 năm kinh nghiệm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

  • 2 năm: Trưởng phòng Quản lý rủi ro – BIDV chi nhánh Nam Hà Nội
  • 5 năm: Trưởng phòng Khách hàng cá nhân – BIDV chi nhánh Nam Hà Nội

LÊ HOÀNG NGUYÊN

Phó Tổng Giám đốc

Ông Lê Hoàng Nguyên hiện đang đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc tại Lendbiz. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, ông đã có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình và phát triển sản phẩm:

  • 02 năm làm Phó Giám Đốc Công ty CP Công nghệ An Vui
  • 03 năm Quản lý Dự án tại Công ty TNHH Fruitful Technology
  • 02 năm làm Lập trình viên cao cấp tại Công ty CP An Gia
  • 03 năm làm Lập trình viên cao cấp  tại Công ty CP Đào tạo và Giáo dục trực tuyến Net2E

Nguyễn Hoàng Nam

Giám đốc Chiến lược

Ông Nguyễn Hoàng Nam được bổ nhiệm làm Giám đốc chiến lược chính thức gia nhập đội ngũ lãnh đạo tài năng của Lendbiz kể từ tháng 6/2022.

 

  • Tiến sĩ tốt nghiệp năm 2019 từ Trường Đại học Hồ Nam (Trung Quốc-xếp hạng 195 thế giới - theo US News & World Report)
  • Chuyên gia trên trang tin tức Kinh tế số 1 Việt Nam: CafeF
  • Đã công bố 03 nghiên cứu đạt chuẩn của Viện thông tin khoa học Hoa Kỳ (ISI)
  • Đã trải qua kinh nghiệm thực chiến tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội (HANIF)
  • Hơn 15 năm kinh nghiệm quản lý, giảng dạy Đại học và Cao học tại các Trường Đại học công và tư ở Việt Nam