Cơn bão khủng hoảng truyền thông đi qua, doanh nghiệp nên làm gì để nhanh chóng lấy lại sự yêu thích của khách hàng

LendbizChưa phân loạiCơn bão khủng hoảng truyền thông đi qua, doanh nghiệp nên làm gì để nhanh chóng lấy lại sự yêu thích của khách hàng

 

  1. Triển khai các chương trình khuyến mại

Các gói sản phẩm khuyến mại rất phù hợp trong hoàn cảnh này. Hãy đưa ra nhiều gói khuyến mại, ưu đãi, đối với các mặt hàng đặc thù (sản phẩm thô) như quần áo, giày dép, túi xách,…. Bạn có thể thực hiện chương trình giảm sâu buy one get one hoặc chương trình tri ân khách hàng, đây vừa là cách giúp tăng sản phẩm tiêu thụ sau khoảng thời gian bị khủng truyền thông, vừa giúp gắn kết khách hàng và thương hiệu

Ngoài ra hãy để ý những chi tiết nhỏ trong khâu đóng gói sản phẩm, lúc này một bức thiệp nhỏ ghi lời cảm ơn và xin lỗi sẽ ghi điểm rất nhiều trong mắt khách hàng. Vậy nên hãy chỉn chu trong khâu vận hành – đóng gói sản phẩm, cố gắng hạn chế rủi ro (do vận chuyển, do ý khách quan) một cách nhiều nhất,… Đừng quên lần khuyến mãi này để tri ân khách hàng sau những biến cố xảy ra vậy nên chất lượng sản phẩm lần này quyết định đến rất nhiều thái độ của khách hàng hậu khủng hoảng đó nhé.

  1. Thái độ quyết định tất cả

Hậu khủng hoảng, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần làm đó là re-build lại hình ảnh thương hiệu. Sẽ phải mất một khoảng thời gian dài để thương hiệu bạn lấy lại được hình ảnh tốt đẹp đã được kì công xây dựng trước đó vậy nên hãy kiên nhẫn trong mọi tình huống, dù trong trường hợp nào cũng phải kiên trì và đặt lại những viên gạch đã vỡ.

Rất nhiều thương hiệu hậu khủng hoảng đã lấy lại phong độ nhờ chiến dịch marketing tốt, luôn tích cực và nỗ lực không ngừng để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Ai cũng có sai lầm, sai lầm của thương hiệu dẫn đến thất thoát to lớn về mặt tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến “đồng tiền bát gạo” của bộ máy vận hành cũng như người lao động. Vậy nên khi “rebuilt” lại, thương hiệu nên có thái độ cầu thị, tiến lên của những người đi từ dưới đỉnh đi lên. Đừng quên rằng khi đã…chạm đáy, bạn chỉ có hai lựa chọn hoặc là dậm chân tại chỗ hoặc là đi lên. Một thái độ tích cực, lạc quan, một “phác đồ”, chiến dịch đúng đắn sẽ giúp xây dựng lại hình ảnh thương hiệu vô cùng hiệu quả đó nhé

  1. Bản lĩnh của người đứng đầu = cái tâm của người đứng đầu

Người lãnh đạo giống như người đứng mũi chịu sào của doanh nghiệp, họ có nhiều gánh nặng tài chính đặt lên vai và khi doanh nghiệp của họ gặp khủng hoảng, vấn đề, những thiệt hại mất mát sẽ quy về hướng họ đầu tiên. Bộ máy doanh nghiệp vận hành cần nhất một người chủ tâm huyết, có cái đầu đủ lạnh để xử lý tình huống một cách gọn gàng, dứt khoát, nhưng đồng thời cũng cần có một trái tim nóng để đồng cảm, thấu hiếu với nhân viên, với khách hàng, với những người đang đồng cam cộng khổ cùng một chiến tuyến với mình

Hậu khủng hoảng, nhà lãnh đạo cần tích cực đẩy mạnh các mối quan hệ với báo chí, truyền thông đến họ những hình ảnh tốt của doanh nghiệp. Một bài phỏng vấn chia sẻ khoảng lặng của doanh nghiệp, những bài học được rút ra,… sẽ giúp rất nhiều cho thương hiệu trong công cuộc “rebuid” hình ảnh, bồi đắp nhận thức của khách hàng. Hãy dùng một thái độ thật tận tâm, chân thành, chuyên nghiệp để đối diện với truyền thông bên ngoài, không ai lại đi đánh kẻ chạy lại cả nên hãy bình tĩnh trong mọi tình huống bạn nhé.

Trả lời