Các bí quyết để tạo nên thương hiệu của một nhà Lãnh Đạo “có tâm có tầm”

LendbizChưa phân loạiCác bí quyết để tạo nên thương hiệu của một nhà Lãnh Đạo “có tâm có tầm”

Bí quyết 1 : Biết lắng nghe nhân viên

Để sâu sát tình hình công ty, hiểu rõ suy nghĩ của nhân viên, không gì bằng lãnh đạo phải biết lắng nghe nhân viên. Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp duy trì bữa cơm trưa chung cho toàn công ty với mục đích, lãnh đạo có dịp tiếp xúc nhân viên, lắng nghe những câu chuyện thường ngày và những ý kiến của họ.

Nhưng theo các chuyên gia, muốn nghe những chia sẻ thật của nhân viên, quan trọng là thái độ lắng nghe từ phía lãnh đạo. Đó là một thái độ ghi nhận, tập trung, tôn trọng và thực sự mong muốn lắng nghe ý kiến nhân viên. Đặc biệt, lãnh đạo phải biết vượt lên tự ái bản thân, biết chấp nhận thay đổi trước những đề xuất của nhân viên.

Bí quyết 2 : Chân thành và hòa đồng

Mặc dù mức độ cởi mở của người lãnh đạo còn tùy ở tính cách, phong cách của người đó nhưng một nhà lãnh đạo giỏi thường biết đến như một người gần gũi, hòa đồng. Khi lãnh đạo cùng ăn cùng mặc, cùng sinh hoạt, cùng chơi với nhân viên, nhân viên sẽ cảm thấy không còn khoảng cách với lãnh đạo và dễ chia sẻ với lãnh đạo hơn. Đặc biệt, nếu những việc nhân viên làm mà lãnh đạo cũng làm được, sự tâm phục, ngưỡng mộ của nhân viên dành lãnh đạo càng cao.

Bí quyết 3: Xác định rõ tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chiến lược của doanh nghiệp và hành động cụ thể

Cần phải làm rõ doanh nghiệp muốn gì, tại sao điều đó lại quan trọng và cách thức thực hiện. Người lãnh đạo có nhiệm vụ giúp ban giám đốc lập kế hoạch và hiện thực hoá các dự tính ấy.

Sau khi xác định rõ tầm nhìn chiến lược, nhà lãnh đạo cần lập một bảng kế hoạch và “follow” theo các đầu việc đó bằng hành động cụ thể. Nhà lãnh đạo lúc này cần phân công công việc dựa trên các “đầu” trưởng phòng, trưởng phòng sẽ chia sẻ thông tin cho nhân viên của mình và tiến hành thực hiện. Cần có cam kết KPI cụ thể và khen thưởng rõ ràng để các team có thể cạnh tranh công bằng và cùng nhau phát triển.

Bí quyết 4: Tạo ra giá trị bằng cách “phục vụ” người khác

Chúng ta thường nghe những định nghĩa sau về công việc của nhà lãnh đạo: nhận lãnh trách nhiệm, điều hành công ty, tạo ra lợi nhuận cho cổ đông, chiến thắng đối thủ cạnh tranh…

Thế nhưng, đó không phải là kết quả cuối cùng của lãnh đạo. Mà đó là mức độ phát triển và thành công của những người làm việc cùng người lãnh đạo. Đó chính là giá trị mà nhà lãnh đạo đã “cộng” cho mối quan hệ giữa họ và những người đi theo sự lãnh đạo của họ.

Nhà bác học Albert Einstein cho rằng nhà lãnh đạo là “những người phục vụ người khác sống một cuộc sống có giá trị”.

Jim Sinegal, người đồng sáng lập và Tổng giám đốc của Costco – chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng đầu nước Mỹ và thế giới – là một minh hoạ rõ nét của một nhà lãnh đạo tạo giá trị bằng cách phục vụ người khác. Ông không chỉ trả lương cao cho nhân viên mà còn kết nối, quan tâm, tôn trọng và phát triển họ.

Bí quyết 5: Tin vào trực giác đặc trưng của nhà lãnh đạo, trực giác đó đến từ sự nhạy bén trong các tình huống, cách xử lý vấn đề

Trực giác giúp nhà lãnh đạo nhận biết các yếu tố vô hình trong công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo dùng trực giác để: dự báo tình huống, nắm bắt xu hướng, hiểu rõ nguồn lực, hiểu mọi người, và hiểu được chính mình.

Khi được mời tái sáng lập Apple, Steve Jobs đã dùng trực giác của mình để có những hành động quyết đoán: thay đổi hệ thống điều hành, chế tạo những sản phẩm mang tính sáng tạo độc đáo.

Tướng Colin Powell – cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ – nhận xét rằng các nhà lãnh đạo sẽ đánh mất cơ hội nếu chờ đầy đủ thông tin và sự kiện. Đối với ông, thu thập được 40-60% thông tin là đã đủ để ra quyết định. Phần 60-40% còn lại, ông dùng trải nghiệm và trực giác để bổ sung.

Bí quyết 6: Biết phát hiện tại năng: Tìm người và giữ người

Để xây dựng một đội ngũ nhân sự mạnh, nhà lãnh đạo cần biết phát hiện những cá nhân ưu việt, đưa họ về trở thành một phần của công ty mình, đồng thời giữ chân được nhân tài, tinh hoa ở lại gắn bó với công ty. Chỉ có như vậy công ty mới có thể phát triển và gây dựng được bộ máy lâu bền từ trong ra ngoài.

Hãy nhớ rằng hiền tài chính là “nguyên khí” của mọi công ty. Nhân sự có ổn định hay không dựa vào rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng thuộc về cái tài của người lãnh đạo. Người lãnh đạo có năng lực hay không? Biết dẫn dắt nhân viên hay không? Song song với đó là chế độ phúc lợi thế nào, bảo hiểm có rõ ràng hay không? Khi đảm bảo được các yếu tố đó, nhân sự sẽ tự động gắn kết với công ty một cách tự nhiên và lâu bền.

Nhà lãnh đạo cần phải thấu đáo vấn đề này để có thể yếu tố nhân sự – nội bộ có thể ổn định và thống nhất.

 

Trả lời