BLOCKCHAIN LÀ GÌ? NHỮNG ỨNG DỤNG TO LỚN MÀ BLOCKCHAIN ĐEM LẠI

LendbizChia sẻ kiến thứcNhà đầu tưBLOCKCHAIN LÀ GÌ? NHỮNG ỨNG DỤNG TO LỚN MÀ BLOCKCHAIN ĐEM LẠI

Cùng với Bitcoin, công nghệ Blockchain trở nên nổi tiếng và được quan tâm trên toàn cầu. Dù có nhiều lo lắng rằng Bitcoin có thể chỉ là bong bóng, nhưng vẫn rất nhiều người tin rằng, Blockchain chính là công nghệ đột phá, sẽ còn phát triển và được ứng dụng ngày càng nhiều trong tương lai.

Vậy Blockchain là gì? Có những ứng dụng gì vào cuộc sống hàng ngày? Hãy cùng Lendbiz tìm hiểu nhé!

  1. Định nghĩa Blockchain

Blockchain (chuỗi khối) là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin. Chúng được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Các khối thông tin này hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian, được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơn vị trung gian nào. Điều này có nghĩa là, khi một thông tin được ghi vào hệ thống blockchain sẽ không có cách nào thay đổi, chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng ý của tất cả mọi người

  1. Đặc điểm của Blockchain

  • Tính phi tập trung: Blockchain không thuộc sở hữu của một thực thể duy nhất, do đó nó phi tập trung.
  • Tính minh bạch: Mạng lưới blockchain tồn tại trong trạng thái của sự thỏa thuận, tự động kiểm tra 10 phút một lần. Một hệ sinh thái sẽ điều hòa mọi giao dịch xảy ra trong khoảng 10 phút. Dữ liệu minh bạch và bất kỳ người dùng nào cũng có thể theo dõi.
  • Tính bất biến: Khi một thông tin được ghi vào hệ thống blockchain sẽ không có cách nào thay đổi, bởi muốn làm được điều này cần có một hệ thống máy tính khổng lồ để ghi đè dữ liệu lên toàn bộ mạng, do đó điều này là bất khả thi.
  • Tính bảo mật: Các dữ liệu được lưu trữ bên trong bằng mật mã. Phương pháp bảo mật của blockchain sử dụng công nghệ mã hóa với cặp khóa public/private. Khóa public (một chuỗi dài các số ngẫu nhiên) là địa chỉ của người dùng trên blockchain cực an toàn.
  1. Ứng dụng của Blockchain

Sự xuất hiện của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hay Internet ra đời, nó sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội. Blockchain mang đến nhiều ứng dụng trong đời sống, đặc biệt phải kể đến:

  • Hợp đồng thông minh: Là loại hợp đồng được viết bằng code trên nền tảng blockchain, có thể vận hành tự động vào cho phép các bên tham gia trao đổi tài sản ảo, dịch vụ, cổ phiếu,… một cách minh bạch mà không cần đến người hay dịch vụ trung gian làm chứng. Là chương trình được cài sẵn nên hợp đồng thông minh có thể thực thi mọi điều khoản khi các điều kiện trong đó đã đạt đủ.
  • Điện toán đám mây phi tập trung: khi dữ liệu được tập trung hết tại máy chủ của các công ty này nên bạn có nguy cơ mất dữ liệu cao nếu máy chủ của họ bị hack. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể lưu trữ dữ liệu giá rẻ, tốc độ cao trong “kho chứa” còn thừa của các máy tính trên toàn cầu một cách an toàn? Blockchain giúp biến điều này thành sự thật. Các file sẽ được mã hóa và chỉ chủ nhân mới có mã để mở và chia thành nhiều mảnh nhỏ để phân tán lên kho chứa của nhiều “chủ nhà” – những người sở hữu chiếc máy tính còn thừa dung lượng. Những file này cũng được cam kết có tốc độ download nhanh gấp 10 lần cùng chi phí chỉ bằng 50% dịch vụ cloud thông thường.
  • Quản trị: Blockchain có thể cho người dùng biết chính xác về nguồn gốc chất lượng mà sản phẩm họ lựa chọn sử dụng. Tính minh bạch đi kèm với dấu thời gian dựa trên blockchain của ngày tháng, vị trí. Người dùng sẽ truy xuất được cá thông tin như nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và toàn bộ các thông tin sản phẩm khác.
  • Lưu trữ file: Blockchain giúp phân phối dữ liệu trong toàn mạng và bảo vệ các file không bị tấn công hoặc bị mất. IPFS (viết tắt của InterPlanetary File System) cho phép phân phối dữ liệu theo hình thức P2P, hay còn gọi là mạng ngang hàng, loại bỏ sự phân bố giữa máy chủ và máy khách. Mỗi máy tính tham gia trong mạng lưới sẽ đảm nhận cả về việc download lẫn upload dữ liệu mà không cần sự có mặt của máy chủ trung tâm. Tất cả điều này sẽ giúp cải thiện được tốc độ truyền tải, tránh phụ thuộc vào các máy chủ và có khả năng cải thiện cấu trúc của nền tảng Internet.

Ngoài ra Blockchain còn nhiều lợi ích to lớn nếu được áp dụng vào ngành khác nhau như: tài chính ngân hàng, chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, công nghiệp, giáo dục,…

Có thể nói, Blockchain từ khi sinh ra đã trở thành một cuộc cách mạng trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau. Tin rằng trong tương lai, Blockchain sẽ còn được mở rộng và hiệu quả hơn giúp con người giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thời buổi công nghệ số. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có cái nhìn tổng thể hơn và có thêm kiến thức về khái niệm toàn cầu này.

Trả lời