Bài học lãnh đạo “đắt giá” của tỷ phú Jeff Bezos

LendbizChia sẻ kiến thứcBài học lãnh đạo “đắt giá” của tỷ phú Jeff Bezos

Với khối tài sản 214 tỷ USD, nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos là người giữ vững ngôi vị giàu nhất thế giới trong nhiều năm qua.

Ra mắt vào năm 1995, Amazon được biết đến là một nhà bán lẻ sách trực tuyến. Vào thời điểm đó, không ai có thể ngờ rằng công ty bán sách trên Internet sẽ phát triển thành nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, bán mọi thứ, từ bìa mềm đến tủ lạnh… “Sống sót” sau vụ nổ bong bóng dot-com, Amazon tiếp tục phát triển các quan hệ đối tác, các dự án kinh doanh mới.

Chìa khóa thành công của Amazon? Người sáng lập Jeff Bezos. Phong cách quản lý độc đáo của ông đã thúc đẩy sự phát triển và đổi mới của công ty kể từ khi thành lập. Dưới đây là 5 bài học giá trị từ sự trỗi dậy của Amazon mà những người làm kinh doanh không nên bỏ qua.

Không thể thay đổi, nhưng sẵn sàng cho đi

Chiến lược đầu tiên này có vẻ hơi mâu thuẫn. Làm thế nào bạn có thể vừa cứng đầu vừa linh hoạt? Câu trả lời rất đơn giản là hãy tập trung vào các kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của bạn. Tuy nhiên cũng cần sẵn sàng thực hiện các thay đổi nếu cần thiết.

Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp thiếu khả năng “cứng đầu” sẽ từ bỏ các kế hoạch thay vì xem xét kỹ rồi thông qua, và một nhà lãnh đạo thiếu linh hoạt sẽ xem nhẹ việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề. Amazon trở thành người dẫn đầu nhờ chú ý đến các xu hướng trong ngành của họ và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp. Một ngành công nghiệp chắc chắn sẽ phát triển và thay đổi theo những cách khó có thể lường trước được. Để đạt được thành công, hãy trung thực với mục tiêu của công ty nhưng sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Quy tắc 2 chiếc bánh pizza

Bezos tin rằng, nếu một nhóm không thể ăn 2 chiếc pizza thì đội đó quá lớn. Một số công ty tin rằng giao việc cho các nhóm lớn hơn sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhưng Bezos lại rút ra điều ngược lại. Làm việc với nhóm lớn, các cá nhân sáng tạo có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là giải pháp.

Quy tắc 2 chiếc bánh pizza
Quy tắc 2 chiếc bánh pizza

Cãi nhau giữa các nhóm và thiếu giao tiếp (do quy mô) có thể khiến các dự án bị đình trệ hoặc thất bại. Bezos đã phát hiện ra “quy tắc 2 chiếc bánh pizza” giúp làm giảm nguy cơ các dự án gián đoạn, gây tốn kém. Một nhà lãnh đạo cần xác định những nhân tố chính, đảm nhận các vị trí quan trọng giúp làm cho một dự án thành công và sau đó cung cấp cho họ các nguồn lực để thúc đẩy dự án được thực hiện nhanh chóng. Trao quyền cho một nhóm nhỏ với các cá nhân tài năng làm việc cùng nhau sẽ tăng cơ hội xác định những ý tưởng giúp doanh nghiệp đổi mới.

Thử nghiệm liên tục

Đối với bất kỳ công ty nào, thử nghiệm tạo ra sự đổi mới và đột phá. Bezos khuyến khích nhân viên của Amazon thử nghiệm liên tục với những ý tưởng đầy hứa hẹn cùng kiến ​​thức của mỗi người.

Thử nghiệm tại Amazon đã tạo ra một số tính năng mà người tiêu dùng hiện nay yêu thích, dẫn chứng như: Gold box, Prime, giao hàng miễn phí cho các đơn đặt hàng trên $25 và vận chuyển trong một ngày với giá $3.99. Mặc dù không có ý tưởng nào trong số này đảm bảo thành công, nhưng Bezos sẵn sàng thất bại để tìm ra những gì hiệu quả, và ông đã phát triển công ty. Khuyến khích những ý tưởng mới của nhân viên và thử những điều mới khi biết rằng những thất bại có thể xảy ra trên con đường thành công.

Siêu tập trung vào khách hàng

Rất ít doanh nghiệp thực sự tuân thủ câu ngạn ngữ “khách hàng luôn đúng”. Tại Amazon, Bezos luôn chú trọng, tin rằng khách hàng là chìa khóa quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Amazon chú trọng đến phản hồi của khách hàng, đánh dấu sự thành công của các tính năng trang web, sản phẩm và thậm chí cả bao bì.

Trên thực tế, Bezos tin rằng khi phát triển một doanh nghiệp nên bắt đầu với khách hàng và ngược lại, nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng nên được giải quyết đầu tiên, có như vậy việc mở rộng hoặc phát triển doanh nghiệp mới thực sự trở lên dễ dàng.

Đừng chỉ phản ứng với phản hồi, hãy thay đổi để phát triển hơn. Ví dụ: nếu phản hồi của khách hàng chỉ ra rằng họ đang sử dụng thiết bị di động để truy cập trang web, hãy cân nhắc làm cho trang web trở nên thân thiện với thiết bị di động. Hoặc tạo ứng dụng để giúp khách hàng truy cập doanh nghiệp từ điện thoại và máy tính bảng của họ. Hành vi của khách hàng cung cấp những ý tưởng về hướng mà doanh nghiệp nên thực hiện để tiếp tục phát triển.

Loại bỏ rủi ro

Giảm thiểu rủi ro, tăng doanh thu. Đó là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bezos đã tiến xa hơn một bước. Ông tin rằng một công ty nên xác định các rủi ro và không chỉ giảm chúng mà còn loại bỏ chúng hoàn toàn. Đây là lời khuyên dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nó xuất phát từ mô hình của Bezos trong việc khai sinh Amazon.

Loại bỏ rủi ro trong quá trình phát triển doanh nghiệp
Loại bỏ rủi ro trong quá trình phát triển doanh nghiệp

Thuở sơ khai, Amazon phân phối sách. Đến năm 2000, thời điểm mà hầu hết các công ty khác chưa thay đổi mô hình thì Amazon đã cho ra mắt Amazon Marketplace. Bezos phát triển công ty và tạo dựng được niềm tin của các bên liên quan, các nhà đầu tư và quan trọng nhất là khách hàng. Phát triển doanh nghiệp dựa trên thế mạnh cốt lõi của nó, và sau đó gắn bó với họ để xây dựng niềm tin của ngành và khách hàng. Khi rủi ro được giảm xuống mức thấp nhất, chỉ khi đó mới thực sự xem xét đến việc mở rộng và thay đổi hoạt động kinh doanh.

Bạn không chắc chắn làm thế nào để phát triển một doanh nghiệp không rủi ro? Hãy xem lại các bước từ 1 đến 5 ở trên.

Trả lời