Làm thế nào để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19

LendbizChia sẻ kiến thứcDoanh nghiệpLàm thế nào để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19

Cuộc khủng hoảng liên quan đến đại dịch Covid-19 đã được WHO coi là thảm họa toàn cầu. Đến thời điểm này, các hệ thống y tế công cộng đang oằn mình để kiềm chế sự lây lan trên diện rộng trên toàn thế giới. Rõ ràng, đại dịch Covid-19 lần này đã tác động không hề nhỏ lên nền kinh tế. Phản ứng của các doanh nghiệp hiện nay còn đang rất chậm vì những sự kiện diễn ra quá nhanh. Tuy nhiên, với quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động khác nhau thì khả năng “chống chọi” lại với các biến cố có thể xảy ra cũng khác nhau. Theo một báo cáo của Harvard Business đã chỉ ra được 8 bài học dựa các vấn đề đang diễn ra để có thể ứng phó tốt nhất trước đại dịch.

1. Cập nhật thông tin hàng ngày

  • Thực tế, các sự kiện đang diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc, những sự thay đổi diễn ra hàng ngày. Chỉ một thời gian ngắn trước đây, các ổ dịch chính chỉ được ghi nhận tại Trung Quốc, nhưng giờ đây đã lan ra toàn thế giới, biến Mỹ trở thành ổ dịch lớn nhất hiện nay. Vậy nên thay vì việc cập nhật tin tức mỗi 72h như từng làm, chúng ta nên chuyển qua cập nhật tin tức, dữ liệu hàng ngày để có thể theo dõi chính xác nhất.

2. Cẩn thận với các dự báo

  • Các chuyên gia về dịch tễ học, virus, y tế công cộng, hậu cần và các ngành khác sẽ đưa ra những nhận định cả mang tính khách quan và chủ quan trong thời kì này. Tuy nhiên, với đặc thù thông tin thay đổi liên tục, việc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các nguồn tin chính thống để đưa ra các chính sách phù hợp cho nền kinh tế là một điều tuyệt vời. Nhưng, về bản chất, dịch bệnh là không thể dự đoán chính xác được. Chúng ta cần phải tiếp cận với các dự báo với một tâm thế sàng lọc thông tin và dựa trên những gì đang diễn ra trong thực tế.

3. Liên tục điều chỉnh để thích nghi

  • Những thông tin bạn nhận được là một bức tranh tổng thể về tình huống và một kế hoạch lớn để đối phó với nó. Vấn đề của bạn cần làm bây giờ là tìm ra một thị trường ngách, nơi bạn có thể tiếp tục duy trì hoạt động cho doanh nghiệp của mình bằng việc thay đổi phương thức kinh doanh hoặc sản xuất. Một nhà quản lý nhanh nhạt phải là một người có cái nhìn tổng quan, tìm ra những nhiều điều đặc biệt từ những công việc bình thường. Quan điểm tốt nhất hiện nay là học hỏi để thích nghi nhanh chóng với tình huống thực tại.

4. Đảm bảo được thông tin của bạn sẽ xuyên suốt

  • Thông qua truyền thông: Nhân viên có thể tiếp xúc với những thông tin tiêu cực. Hãy chắc chắn rằng, truyền đạt chính sách kịp thời và rõ ràng sẽ là điều tốt nhất hiện nay. Hãy để nhân viên hiểu sâu về thông điệp của bạn cũng như chủ động khống chế được những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến nhân sự.
  • Nhu cầu của nhân viên: Hạn chế đến mức tối thiểu những nhu cầu mang tính tập thể, tăng cường các hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe cá nhân. Thay thế nhu cầu hàng ngày với những nhu cầu đặc biệt tại thời điểm dịch bệnh.
  • Làm việc từ xa: Rõ ràng về chính sách, thời gian làm việc, địa điểm làm việc. Tăng cường các hoạt động “Work from home” ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của công ty.
  • Ổn định chuỗi cung ứng: Cố gắng ổn định bằng việc cân bằng cũng như đa dạng hóa các nguồn cung cấp, để giải quyết được tắc nghẽn. Trường hợp không thể, cần đưa ra giải pháp nhanh chóng, hợp tác phát triển kế hoạch thay thế, các giải pháp tạm thời khả thi nhất.
  • Theo dõi và dự báo kinh doanh: Dõi theo sát sao diễn biến thị trường, những khủng hoảng sẽ được tạo ra mà không có bất cứ một tiên đoán nào. Liên tục cập nhật báo cáo chu kì theo ngày, tuần để có thể hiểu được chính xác doanh nghiệp đang cần gì vào thời điểm hiện tại. Một cuộc khủng hoảng không đồng nghĩa với sụp đổ, đó có thể là một bước ngoặt trong tương lai.
  • Đưa ra nhiều giải pháp: Hãy hỗ trợ lẫn nhau trong thời điểm dịch bệnh này. Thay vì việc chú ý quá nhiều vào chính mình, hãy xem xét để làm thế nào doanh nghiệp của bạn có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng của mình. Tập trung vào giao điểm giữa nhu cầu xã hội cấp tính và khả năng cụ thể của bạn và đưa ra những giải pháp cần thiết.

5. Sử dụng các phương pháp phục hồi trong việc phát triển chính sách

  • Nếu hiệu quả tiếp diễn trong một thế giới ổn định, điều này không có gì quá ngạc nhiên,. Nhưng trong chính sách của các công ty phát triển bền vững, đều đưa ra những rủi ro và những biện pháp để có thể phục hồi sau rủi ro đó, nhằm đưa doanh nghiệp hồi sinh sau tất cả.
  • Dự phòng: Tập trung vào năng lực sản xuất, bổ sung chuỗi cung ứng. Trong ngắn hạn, các công ty có thể không nhìn ra vấn đề này, nhưng về lâu dài, việc dự phòng nên được thiết kế.
  • Đa dạng: Có nhiều cách tiếp cận để có thể thực hiện mang lại hiệu quả không nhiều, tuy nhiên điều này sẽ là một cứu cánh trong các tình huống khủng hoảng. Tương tự, một sự đa dạng các ý tưởng sẽ tăng cường được nhiều giải pháp. Đừng xử lý khủng hoảng theo cách một chiều,.
  • khả năng phát triển: các hệ thống có thể được xây dựng để tối ưu hóa hiệu quả cao nhất hoặc để chuẩn bị cho một bước nhảy vọt. Thay vì coi Covid-19 như một cuộc khủng hoảng, hãy coi nó là một cơ hội.
  • Thận trọng: Chúng ta chưa thể đưa ra bất kỳ dự đoán nào cho tiến trình dập tắt dịch Covid-19, nhưng chúng ta cần có kịch bản để có thể phục hồi doanh nghiệp ngay khi có những tín hiệu tích cực.

6. Luôn luôn chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng tiếp theo

  • Covid-19 không phải là thử thách một giờ, nó là cả một quá trình. chúng ta cần xem đây là một bài học. Trên thực tế, sự phản kháng yếu ớt của các doanh nghiệp thể hiện ngay lập tức khi có những biến động dài ngày xảy ra. Luôn luôn chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với những phản ứng đột xuất.

7. Suy ngẫm về những gì đã trải qua

  • Thay vì thở phào nhẹ nhõm khi đại dịch đi qua, không nên lãng phí một cơ hội được coi như một bài học đắt giá về tất cả mọi chuyện. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng diễn ra, những phản ứng và tác động cũng nên được ghi lại để xem xét và chắc lọc ra bài học cần thiết. Những bài học đó sẽ phơi bày ra những điểm yếu của một tổ chức, để ta có thể nhìn ra và rút kinh nghiệm.

8. Chuẩn bị cho một thế giới thay đổi

  • Chúng ta phải ghi nhận rằng, khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 sẽ thay đổi các doanh nghiệp và xã hội của chúng ta theo những cách khác nhau. Nó có thể thúc đẩy lĩnh vực mua sắm trực tuyến, giáo dục trực tuyến, khuyến khích đầu tư cho y tế công cộng. Nó cũng thay đổi cách thức các công ty khai thác chuỗi cung ứng của mình, tránh đi việc phụ thuộc quá nhiều vào một đơn vị cung cấp. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong tư duy cũng như hành động của nhiều người.

Trả lời