10 điều cần biết về cho vay ngang hàng (P2P) dành cho nhà đầu tư và người gọi vốn

LendbizChia sẻ kiến thứcNhà đầu tư10 điều cần biết về cho vay ngang hàng (P2P) dành cho nhà đầu tư và người gọi vốn

Đã bao giờ bạn cần gấp một khoản tiền để nhập hàng hay đầu tư cho công việc buôn bán của cá nhân? Nhưng khi bạn đăng ký vay qua ngân hàng thì lại không đáp ứng được yêu cầu về hồ sơ, cũng như quá nhiều thủ tục và thời gian giải ngân quá dài. Bạn cũng cảm thấy chán nản và ngại ngần khi nghĩ rằng phải vay tiền từ gia đình hoặc bạn bè.

Giải pháp mới giúp giải quyết vấn đề của “người gọi vốn” và “nhà đầu tư” chính là cho vay ngang hàng (P2P Lending). Nơi những người có nguồn tiền nhàn rỗi cho vay số tiền mà không thông qua các tổ chức ngân hàng. Các nhà đầu tư gộp tiền của họ lại với nhau để cung cấp cho bạn khoản vay mà người vay đang cần.

Dưới đây sẽ là 10 điều cần phải biết dành cho những nhà đầu tư và người vay vốn:

  1. Lãi suất vay thường thấp hơn tại ngân hàng

Tùy thuộc vào hạng tín dụng, khả năng tài chính có thể chứng minh của người vay vốn cũng như số tiền vay và thời gian vay mà bạn có thể nhận được mức lãi suất cố định. Điều này đặc biệt đúng khi so sánh các khoản vay P2P với thẻ tín dụng hoặc các khoản vay kinh doanh.

Đối với nhà đầu tư, điều này hiển nhiên là họ có thể cho nhiều hộ kinh doanh/doanh nghiệp “đã được kiểm định” vay nhiều hơn. Hạn chế được tình trang “bỏ trứng cùng 1 giỏ”, tạo thành 1 mạng lưới giúp duy trì lợi nhuận đều đặn. Lãi suất hàng tháng từ P2P thường cao hơn gửi tiết kiệm là một lý do giúp mô hình này phát triển mạnh mẽ trong 3 năm trở lại đây tại Việt Nam.

[tds_note]XEM THÊM: CÁCH THỨC ĐẦU TƯ P2P QUA SÀN LENDBIZ [/tds_note]

  1. Không cần gặp mặt trực tiếp, loại bỏ các thủ tục phức tạp

Tất cả những gì nhà đầu tư cần làm là điền thông tin cần thiết trên trang web, nhận một cuộc gọi từ bộ phận chăm sóc nhà đầu tư của sàn giao dịch P2P và bắt đầu đặt lệnh đầu tư.

Còn những người vay, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ không phải đến gặp mặt trực tiếp những nhà đầu tư. Nhưng không vì lẽ đó mà các sàn giao dịch bỏ qua khâu “kiểm định”. Mỗi một sàn P2P sẽ có những thang đo kiểm định theo định tính và định lượng riêng.

[ads_custom_box title=”3 Tiêu chí thẩm định tại LendBiz” color_border=”#2705e8″]

Tài Chính

Nhóm ngành hàng

Chủ doanh nghiệp

[/ads_custom_box]

  1. P2P Lending tao ra cơ hội mới cho đôi bên

P2P Lending cũng cung cấp các khoản vay kinh doanh mà ngân hàng có thể sẽ từ chối vì các thủ tục, giấy tờ không được đáp ứng. Một ví dụ điển hình trong kinh doanh:

Doanh nghiệp A bán sơn và bột bả tường là đại lý của 1 hãng lớn làm ăn có lãi và hết hàng nhanh, muốn nhập 100 triệu tiền hàng để được hưởng chiết khấu và có hàng bán phục vụ thị trường. Nhưng chưa kịp quay vòng vốn, vậy vốn để đầu tư sẽ đến từ đâu? Câu trả lời chính là từ P2P.

Nhà đầu tư có thể dựa vào các tiêu chí đó và có thế chớp lấy thời cơ đầu tư vào những doanh nghiệp đang lời lãi và phân bổ lại nguồn tiền..

  1. Số tiền cho vay có phạm vi rộng

Bên vay có thể huy động từ các sàn P2P Lending từ $ 2.000- $ 35.000 đến $ 100.000 tùy thuộc vào mục đích vay. Điều này sẽ hữu ích cho nhà đầu tư khi có 1 hệ sinh thái các nhà đầu tư – gọi vốn giúp kiểm soát uy tín của các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra cơ hội gặp gỡ và làm quen với nhiều nhà đầu tư khác nhau.

  1. Không có bảo hiểm cho khoản đầu tư của bạn

Không giống như một ngân hàng truyền thống, khoản đầu tư của bạn không được bảo hiểm trong trường hợp vỡ nợ. Nhưng rủi ro càng nhiều thì phần thưởng càng nhiều vì lãi suất có thể cao tới 10% lợi nhuận trên tiền của bạn. Thực tế hiện tại Việt Nam, các nền tảng P2P Lending sẽ giúp bạn kết nối với các bên bán bảo hiểm, bạn hoàn toàn có thể mua bảo hiểm cho các khoản đầu tư này của mình.

[tds_warning]QUẢN LÝ RỦI RO KHI ĐẦU TƯ P2P LENDING NHƯ THẾ NÀO[/tds_warning]

  1. Tốc độ xử lý nhanh

Toàn bộ quá trình từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền có thể chỉ mất từ ​​hai đến ba ngày. Các ngân hàng có thể mất đến hàng tuần để khoản vay của họ được xử lý và đến tay bạn.

  1. Phí phát sinh khi đầu tư

Các loại phí phát sinh khi đầu tư cho vay ngang hàng (P2P Lending)
1.Phí chuyển tiền vào tài khoản đầu tư.

2. Khoản phí rút tiền từ tài khoản đầu tư.

3. Phí quản lý tài khoản

  1. Nhiều lựa chọn đầu tư

Trên các nền tảng cho vay ngang hàng, bạn có thể đầu tư vào nhiều khoản khác nhau bao gồm: các khoản vay cá nhân, ô tô, kinh doanh, thế chấp, sinh viên và nợ xấu. Các sàn P2P khác nhau thường cung cấp các loại đầu tư và các khoản vay khác nhau, vì vậy dù bạn là người đi vay hay muốn đầu tư cũng nên tìm kiếm một sàn P2P Lending phù hợp với nhu cầu của mình.

Bạn có thể quan tâm: 3 Gói đầu tư P2P tại Lendbiz

  1. Luôn đổi mới, hoàn thiện

Với việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quá trình cho vay và đầu tư, các nền tàng P2P thường luôn thay đổi các tính năng và hoàn thiện hơn giúp người tham gia cảm thấy được sự tiện lợi.

App dành cho nhà đầu tư của Lendbiz

  1. Các khoản đầu tư có thể bắt đầu với số vốn thấp

Bạn có thể bắt đầu đầu tư vào một khoản vay với khoản tiền nhỏ chỉ từ 1 -10 triệu đồng. Không có nhiều khoản đầu tư mà bạn có thể tham gia với số vốn nhỏ như vậy. Chi phí đầu vào thấp này có thể là một cách hoàn hảo để tất cả mọi người có thể tham gia đầu tư.

[tds_council]LỢI NHUẬN 15%-20% KHI ĐẦU TƯ P2P TẠI LENDBIZ[/tds_council]

Cho vay ngang hàng có thể không dành cho tất cả mọi người nhưng nó là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn vay hoặc đầu tư. Mọi người đã vay tiền từ các nền tảng này cho mọi nhu cầu của mình từ cải thiện nhà cửa đến kinh doanh, khởi nghiệp. Đầu tư vào một trong những khoản vay này có thể mang lại lợi ích và thậm chí tạo ra tỷ lệ hoàn vốn tốt hơn so với một số khoản đầu tư khác. P2P Lending chính là xu hướng phát triển tài chính trên toàn thế giới, hãy tìm hiểu và nắm bắt cơ hội tham gia ngay hôm nay.

Trả lời