Với nền kinh tế phát triển như hiện nay thì việc đóng bảo hiểm xã hội đã trở nên phổ biến và đóng một vai trò thiết yếu với người lao động. Vậy cách để rút tiền bảo hiểm xã hội và các vấn đề liên quan đến việc rút tiền BHXH là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Những trường hợp được nhận bảo hiểm xã hội
Những người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thì có quyền yêu cầu được hưởng BHXH khi thuộc một trong các đối tượng sau:
– Đối tượng đủ tuổi được hưởng lương theo quy định mà chưa đóng BHXH đủ 20 năm (chưa đủ 15 năm với đối tượng lao động là nữ hoạt động không chuyên trách ở xã, huyện, tỉnh…) và không tham gia BHXH tự nguyện.
– Người lao động sau khi tham gia BHXH bắt buộc một năm, người tham gia BHXH tự nguyện được một năm không còn tiếp tục đóng BHXH mà không đóng đủ 20 năm.
– Người lao động định cư tại nước ngoài.
– Người mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng như bị liệt, ung thư, lao, nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối… và các bệnh nguy hiểm khác theo các quy định của Bộ Y tế.
– Hay trường hợp người lao động là các sĩ quan, quân nhân chuyên quân đội nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân,… khi phục viên, xuất ngũ, nghỉ việc không đủ điều kiện được hưởng lương.
Rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu?
Để có thể rút tiền BHXH, người lao động phải trực tiếp đi nộp hồ sơ cho ban tổ chức BHXH ở chính nơi đóng BHXH. Trong trường hợp gặp khó khăn vì dịch bệnh thì phải nộp toàn bộ các giấy tờ, hồ sơ thông qua bưu điện. Nếu chính chủ người lao động muốn ủy quyền cho người khác nhận thay thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp.
Những giấy tờ cần thiết khi rút tiền bảo hiểm xã hội
Khi rút tiền BHXH, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ như sau:
Trường hợp 1: Nộp trực tiếp cho ban tổ chức BHXH
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB (bản gốc).
– Sổ bảo hiểm xã hội có đầy đủ các giấy tờ rời (bản gốc).
– CCCD / CMND / Hộ chiếu (bản photo có kèm theo bản gốc đối chiếu).
– Sổ hộ khẩu (bản gốc để đối chiếu).
Trường hợp 2: Khi nộp qua bưu điện đến ban tổ chức BHXH.
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB (bản gốc).
– Sổ bảo hiểm xã hội có đầy đủ các giấy tờ rời (bản gốc).
– CCCD / CMND / Hộ chiếu (bản photo).
– Phiếu giao nhận hồ sơ 208 (bản gốc).
– Nộp giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền do phòng công chứng xác thực theo quy định pháp luật nếu có ủy quyền (bản gốc).
Lưu ý:
– Nếu thuộc các trường hợp như:
+ Người định cư ở nước ngoài thì sẽ cần phải nộp thêm bản sao đã được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền đối với một số loại giấy tờ, đó là: Hộ chiếu được cung cấp tại nơi định cư, giấy xác nhận nơi thường trú có thời hạn đủ 05 năm do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cung cấp, giấy xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch ở nước ngoài.
+ Người bệnh nặng không có khả năng chăm sóc bản thân thì cần có trích dẫn hồ sơ bệnh án theo giám định của Bộ Y tế.
– Sổ bảo hiểm phải là sổ đã gộp đầy đủ và được chốt hạn.
– CCCD / CMND phải còn trong thời gian sử dụng và phải khớp thong tin đúng với sổ bảo hiểm.
– Trong trường hợp có đầy đủ thông tin họ tên, ngày sinh, số CCCD / CMND không đúng với số bảo hiểm xã hội thì cần làm hồ sơ điều chỉnh đúng thông tin trước khi nộp.
– Nếu nộp qua bưu điện thì cần chuẩn bị sẵn 02 bìa thư và ghi sẵn thông tin như ban tổ chức bảo hiểm xã hội yêu cầu.
Bao lâu thì có thể rút tiền bảo hiểm xã hội?
Để có thể rút được tiền thì người lao động cần chờ trong một khoảng thời gian:
– Trong trường hợp bình thường thì phải chờ 01 năm sau khi tham gia bảo hiểm và thời gian chờ khi có yêu cầu rút tiền bảo hiểm như sau:
Trường hợp 1: Khi nộp trực tiếp tại cơ sở ban tổ chức BHXH
+ Tiếp nhận và trực tiếp xử lý hồ sơ: 10 ngày
+ Nhận kết quả và trả tiền: 10 ngày.
Trường hợp 2: Khi nộp qua bưu điện
+ Nhận hồ sơ đến: 2 ngày
+ Tiếp nhận và trực tiếp xử lý hồ sơ: 10 ngày
+ Nhận kết quả và trả tiền: 10 ngày
– Trong trường hợp người lao động định cư ở nước ngoài, nghỉ hưu không được hưởng lương, mắc bệnh không thể tự chăm sóc cá nhân,… thì sẽ được tiến hành thủ tục ngay khi người lao động bổ sung đủ hồ sơ theo quy định.
Nên rút tiền bảo hiểm xã hội hay để nhận hưởng lương hưu
Khi lựa chọn rút tiền BHXH, người lao động sẽ không được hưởng các phúc lợi đi kèm như việc hưởng lương hưu. Ví dụ như: trợ cấp tử tuất, trợ cấp mai táng, được bảo hiểm Y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Do đó, nếu chọn rút tiền BHXH một lần thì người lao động sẽ sẽ mất một khoản tiền rất lớn mà lẽ ra họ sẽ được nhận khi chờ hưởng lương hưu. Việc rút BHXH một lần chỉ là giải pháp cấp bách cho những người cần tiền gấp nhưng sẽ để lại hệ lụy lâu dài cho người lao động. Bên cạnh đó, việc làm này cũng tác động đến nền kinh tế – xã hội và hệ thống an sinh quốc gia.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách rút tiền bảo hiểm, các giấy tờ liên quan và thời gian để có thể nhận tiền BHXH một cách đầy đủ và kịp thời nhất.