Economist: Cổ phiếu tăng trưởng ‘lên ngôi’, chiến lược đầu tư giá trị của Warren Buffett đã hết thời?

LendbizChia sẻ kiến thứcDoanh nghiệpEconomist: Cổ phiếu tăng trưởng ‘lên ngôi’, chiến lược đầu tư giá trị của Warren Buffett đã hết thời?

Kể từ năm 2010, chỉ số Russell 1000 value index chỉ tăng 87%, trong khi thị trường tăng 171%. Thay vì quay trở lại với chiến lược “thực tế” như những nhà đầu tư giá trị đã dự đoán, thì cổ phiếu của các công ty Mỹ có mức giá đắt nhất trong năm 2010 phần lớn vẫn tiếp tục tăng vọt.

Trong hơn 1 thế kỷ, thành quả của các nhà đầu tư đã thăng hoa nhờ những khoản đầu tư giá trị, nói một cách khác là mua cổ phiếu của những công ty có mức giá rẻ dựa theo các yếu tố cơ bản của họ. Warren Buffett vốn nổi tiếng là một nhà đầu tư giá trị. Ông đã miêu tả về cách tiếp cận này một cách ngắn gọn: “Cho dù chúng ta đang nói về những đôi tất (socks) hay cổ phiếu (stocks), thì tôi vẫn muốn mua những đồ chất lượng khi mức giá được hạ xuống.”

Dù nhiều nhà đầu tư giá trị, bao gồm cả tỷ phú Warren Buffett, đã có được thành quả trong một thời gian dài, nhưng họ vẫn trải qua những thời điểm khó khăn trong thập kỷ vừa qua. Bạn có thể đánh giá mức độ đắt đỏ của một cổ phiếu bằng cách nhìn vào giá trị sổ sách (chỉ số P/B) – đo lường về việc thị trường cho rằng công ty này có giá trị như thế nào so với lợi nhuận ròng trên bảng cân đối kế toán.

Theo công ty đầu tư AQR Capital Management, năm 1967, chỉ số P/B của 1/3 cổ phiếu đắt nhất thị trường chứng khoán Mỹ có mức giá cao hơn khoảng 5 lần so với 1/3 cổ phiếu rẻ nhất. Tỷ lệ này đã tăng lên đều đặn kể từ năm 2015 và đã chạm mức cao kỷ lục là 12 lần vào tháng 3 vừa rồi – khi công ty này ngừng phân tích.

Khi đại dịch diễn ra, sự chênh lệch giữa các cổ phiếu rẻ nhất và đắt nhất chỉ tăng lên chứ không hề giảm đi. Nhiều nhà phân tích tài chính đã rất bất ngờ khi cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn tại Mỹ đã thực sự tăng giá trong năm nay. Nhìn sâu hơn, chứng khoán Mỹ đã chia làm 2 diễn biến. Trong khi cổ phiếu của các công ty phát triển nhanh với chỉ số P/B cao đã tăng khoảng 20% kể từ đầu tháng 1, thì cổ phiếu của các công ty giá trị lại giảm hơn 10%.

Có một lời giải thích rõ ràng cho tất cả những điều này, đó là đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu công nghệ – vốn rất khó phân tích bằng những công cụ định giá tiêu chuẩn. Ví dụ, những công cụ như giá trị sổ sách có thể không thể đánh giá chính xác tài sản vô hình (intangible assets) của các công ty, chẳng hạn như sức mạnh thương hiệu hay giá trị tài sản trí tuệ của họ. Hơn nữa, không như những công ty giá trị, các công ty công nghệ lớn có xu hướng trở thành những công ty có bản chất độc quyền – yếu tố bảo vệ họ trước sự cạnh tranh và thúc đẩy triển vọng của họ.

Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn, thì cổ phiếu công nghệ không phải là “vị cứu tinh” của thị trường. Dữ liệu của AQR cho thấy các cổ phiếu có giá đắt vẫn có diễn biến vượt trội, ngay cả khi loại trừ các công ty công nghệ hoặc 5% công vốn hóa lớn nhất thị trường. Dẫu vậy, cũng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho sự không chính xác của giá trị sổ sách, bởi nhà đầu tư cũng sẵn sàng mua cổ phiếu của các công ty có tỷ số P/E cao.

Có thể, nhà đầu tư đang đánh giá quá cao các công ty tăng trưởng không bền vững và quay lưng với cổ phiếu giá trị. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu giá trị cũng có diễn biến kém hơn so với các cổ phiếu tăng trưởng vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 – trong thời kỳ bong bóng dot-com bùng nổ. Các công ty giá trị chỉ đơn giản là không có sức hấp dẫn như những cái tên “mới nổi” như Yahoo và Cisco – được “nhắm mục tiêu” để thay đổi thế giới cho đến khi họ thực sự không thể. Đầu tháng này, cổ phiếu công nghệ đã biến động mạnh, cho thấy rằng nhà đầu tư đang lo ngại về mức định giá quá cao. Có thể, thành quả đền đáp cho những nhà đầu tư trung thành với chiến lược đầu tư giá trị vẫn chưa đến.

Theo: Lục Lam | Nhịp sống kinh tế

Trả lời

Nguyễn Việt Hưng

Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc

Ông Nguyễn Việt Hưng hiện đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT – Giám đốc Công ty CP Lendbiz, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh và điều hành hoạt động của Lendbiz. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng năm 1995 và thạc sĩ kinh tế ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện tài chính năm 2006, ông đã có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng:

  • 03 năm với vị trí Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á
  • 05 năm với vị trí Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
  • 03 năm đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Thăng Long

TRẦN ANH VƯƠNG

Thành viên HĐQT - Cố vấn cao cấp

Ông Vương đảm nhiệm chức vụ cố vấn cao cấp Hội đồng quản trị Lendbiz từ năm 2018. Ông là một trong bốn ban giám khảo quyền lực của chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ.

Ông Vương tốt nghiệp cử nhân và cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội. Ông Vương giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau từ Xuất nhập khẩu, Sản xuất, Bất động sản và Đầu tư. Ông Vương còn là doanh nhân quan tâm đến phát triển thế hệ trẻ và có đóng góp tích cực vào các hoạt động cộng đồng.

Ông hiện là Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.

PHẠM THANH DUNG

Thành viên HĐQT - GĐ Quản trị rủi ro

Bà Phạm Thanh Dung, thành viên HĐQT, đảm nhận vai trò Giám Đốc Khối Quản trị rủi ro. Bà Dung chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược Rủi ro, Phát triển sản phẩm, Xây dựng chính sách. Bà Dung tốt nghiệp Học Viện Ngân hàng và thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Bà có 16 năm kinh nghiệm tại các ngân hàng địa phương và quốc tế trước khi làm việc tại Lendbiz:

  • 04 năm làm Trưởng phòng quản lý rủi ro và thu hồi nợ – VPbank
  • 03 năm làm Giám đốc Chi nhánh, Prudential Finance
  • 04 năm làm Trưởng phòng phê duyệt và thẩm định – PGbank

NGUYỄN HỒNG PHONG

Giám đốc Trung Tâm Kinh Doanh

Ông Nguyễn Hồng Phong đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Kinh Doanh, trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh khu vực Hà Nội. Trước khi làm việc cho Lendbiz, ông Phong đã có 13 năm kinh nghiệm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

  • 2 năm: Trưởng phòng Quản lý rủi ro – BIDV chi nhánh Nam Hà Nội
  • 5 năm: Trưởng phòng Khách hàng cá nhân – BIDV chi nhánh Nam Hà Nội

LÊ HOÀNG NGUYÊN

Phó Tổng Giám đốc

Ông Lê Hoàng Nguyên hiện đang đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc tại Lendbiz. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, ông đã có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình và phát triển sản phẩm:

  • 02 năm làm Phó Giám Đốc Công ty CP Công nghệ An Vui
  • 03 năm Quản lý Dự án tại Công ty TNHH Fruitful Technology
  • 02 năm làm Lập trình viên cao cấp tại Công ty CP An Gia
  • 03 năm làm Lập trình viên cao cấp  tại Công ty CP Đào tạo và Giáo dục trực tuyến Net2E

Nguyễn Hoàng Nam

Giám đốc Chiến lược

Ông Nguyễn Hoàng Nam được bổ nhiệm làm Giám đốc chiến lược chính thức gia nhập đội ngũ lãnh đạo tài năng của Lendbiz kể từ tháng 6/2022.

 

  • Tiến sĩ tốt nghiệp năm 2019 từ Trường Đại học Hồ Nam (Trung Quốc-xếp hạng 195 thế giới - theo US News & World Report)
  • Chuyên gia trên trang tin tức Kinh tế số 1 Việt Nam: CafeF
  • Đã công bố 03 nghiên cứu đạt chuẩn của Viện thông tin khoa học Hoa Kỳ (ISI)
  • Đã trải qua kinh nghiệm thực chiến tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội (HANIF)
  • Hơn 15 năm kinh nghiệm quản lý, giảng dạy Đại học và Cao học tại các Trường Đại học công và tư ở Việt Nam