Chứng khoán là gì? Có nên đầu tư vào chứng khoán không?

LendbizChia sẻ kiến thứcChứng khoán là gì? Có nên đầu tư vào chứng khoán không?

Chứng khoán là một kênh đầu tư hay được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn. Cùng Lendbiz tìm hiểu thêm về chứng khoán và trả lời câu hỏi “siêu kinh điển” của những ai đã/đang và chuẩn bị lựa chọn chứng khoán để đầu từ: “Liệu nên hay không nên đầu tư chứng khoán”?

  1. Định nghĩa chứng khoán

Một chứng khoán tức là một sản phẩm tài chính có thể giao dịch trên thị trường. Có thể hiểu chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền.

Chứng khoán là xác nhận bằng chứng chỉ (certificate), bút toán sổ sách (book-entry) hay dữ liệu điện tử thể hiện quyền và lợi ích về sở hữu tài sản hoặc phần vốn đối với các công ty cổ phần.

Chứng khoán thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với công ty (được xem là cổ phiếu), thể hiện mối quan hệ chủ nợ (trái phiếu…) hay chứng khoán lai (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi) hoặc các loại quyền chọn.

Đầu tư chứng khoán nghĩa là bạn kiếm lợi từ việc mua bán cổ phiếu/ trái phiếu, đầu tư vào thị trường này đồng nghĩa với việc bạn đang MUA/ BÁN quyền sở hữu doanh nghiệp.

  1. Đầu tư vào chứng khoán, liệu có nên?

Trong thời đại ngày nay, đầu tư chứng khoán không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Nhất là khi ai cũng mong muốn có thêm nhiều nguồn thu nhập. Nhiều ý kiến cho rằng đầu tư chứng khoán là một nguồn thu nhập thụ động – không phải làm gì mà tiền vẫn chảy vào túi. Quan điểm đó có lẽ chưa chính xác, bởi bạn cũng phải dành thời gian học hỏi, tìm hiểu, quan sát và lựa chọn. Đôi khi còn phải biết chấp nhận một số “đau thương”, những việc đó thật sự không đơn giản chút nào. Nhưng thay bằng viêc có một khoản tiền tiết kiệm và mang đi gửi ngân hàng với lãi suất chỉ được khoảng 6 – 7%/ năm, kênh đầu tư chứng khoán giúp bạn có thể nhận được mức lãi suất cao hơn rất nhiều. Bởi vậy, giữa rất nhiều các kênh đầu tư hiện nay, đầu tư vào chứng khoán luôn là một kênh tốt, hiệu quả.

Không dừng lại ở đó, chứng khoán luôn được các chuyên gia tài chính – kinh tế đánh giá là kênh đầu tư linh hoạt. Không cần số vốn lớn lên đến vài trăm triệu hay cả tỷ đồng để có thểm tham gia bất động sản, nhà đầu tư chỉ cần có trong tay vài triệu đồng đã có thể đầu tư chứng khoán. Việc lãi lỗ cũng được tính toán rất rõ ràng, nhanh chóng. Đồng thời nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng mua đi bán lại chứng khoán mà không mất quá nhiều thời gian, đó là tính thanh khoản cao.

Có ý kiến cho rằng, nếu như tiền mặt là tài sản thanh khoản cao nhất thì chứng khoán xếp thứ hai. Mọi giao dịch của nhà đầu tư liên quan đến mua hoặc bán chứng khoán sẽ được thực hiện trong một thời gian ngắn, và cũng rất nhanh chóng để có thể chuyển thành tiền mặt. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường khá chặt chẽ và minh bạch, được quản lý bởi nhiều cơ quan chức năng và các thành viên thị trường. Việc các nhà đầu tư lựa chọn các kênh đầu tư minh bạch sẽ có lợi hơn rất nhiều khi tham gia vào các thị trường chưa được công nhận hoặc thậm chí bất hợp pháp.

  1. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng khoán

  • Lợi ích của việc đầu tư chứng khoán có thể kể đến:
    • Nhà đầu tư được hưởng chênh lệch giá của thị trường (đặc biệt khi cổ phiếu bạn tăng giá).
    • Nhà đầu tư có cơ hội hưởng cổ tức đáng kể (cổ tức có thể quy ra tiền mặt hoặc cổ phiếu). Nhiều công ty khi làm ăn tốt có chính sách chi trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông (là người nắm giữ cổ phiếu của công ty) từ phần lợi nhuận của doanh nghiệp.
    • Bên cạnh đó các loại cổ phiếu thưởng cũng có thể được tính vào mặt lợi ích khi bạn đầu tư chứng khoán thành công.
    • Quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi, rất nhiều doanh nghiệp đưa ra gói ưu đãi cho các cổ đông khi mua cổ phiếu/ đầu tư cổ phiếu.
    • Tiền có thể sinh ra nhưng không tự dưng…mất đi, đặc biệt là trong chứng khoán: Với tình trạng lạm phát gia tăng, đồng tiền trên khắp thế giới đều bị mất giá. Nếu đầu tư vào chứng khoán, bạn đã/ đang tự bảo vệ giá trị đồng tiền của mình bằng một hình thức khác.
    • Mua bán dễ dàng, không đòi hỏi vốn lớn: có rất nhiều kênh đầu tư khác hiện nay như bất động sản, vàng, ngoại tệ,…Nhưng chúng đều đòi hỏi bạn phải có 1 nguồn vốn tương đối (đặc biệt là bất động sản) hoặc việc mua bán không dễ dàng chút nào. Đối với chứng khoán, chỉ cần vài cú click chuột là bạn hoàn toàn có thể giao dịch trên thị trường.
  • Rủi ro khi đầu tư chứng khoán bất kì ai cũng cần phải biết
    • Rủi ro do tính thanh khoản thấp: bạn có thể thấy tính thanh khoản ( là việc có nhiều người mua và người bán sẵn sàng tham gia trao đổi mua bán cổ phiếu hay không- nói cách khác là bạn có dễ dàng mua bán cổ phiếu đó trên thị trường hay không) của toàn thị trường là khá cao nhưng với mỗi mã cổ phiếu thì tính thanh khoản lại khác nhau.
    • Rủi ro từ thông tin: Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là có tính minh bạch thấp, các báo cáo tài chính thường xảy ra hiện tượng gian lận, việc này đòi hỏi các nhà đầu tư chứng khoán phải tìm hiểu rất kỹ và tìm cách phân biệt giữa những gì “người ta muốn cho mình thấy” và những gì “mình cần thấy”.
    • Rủi ro từ chất lượng và quy định của Công ty môi giới chứng khoán: các công ty chứng khoán có rất nhiều quy định và ràng buộc khi bạn mở tài khoản ( như về call margin, kí qũy,…) Vì vậy hãy xem xét và cân nhắc kĩ khi đọc hợp đồng vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư của bạn.
    • Rủi ro từ các biến động thị trường: Đây được xem như là 1 trong những rủi ro chính và chiếm phần lớn đối với các nhà đầu tư. Thực sự thị trường chứng khoán hầu như luôn có những đợt biến động mạnh từ các tin tức như chiến tranh, giá dầu, lãi suất, phá giá tiền tệ … kéo theo đó là sự giảm giá hay lên xuống thất thường của thị trường. nên hãy luôn chuẩn bị tinh thần đón nhận.

Lợi ích và rủi ro luôn tồn tại song song khi bạn bắt đầu một kênh đầu tư nào đó. Lendbiz cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên khi bạn đầu tư vào Lendbiz, chúng tôi với sự chuyên nghiệp, tận tụy và kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực Fintech, P2P Lending sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro khi đầu tư của quý khách hàng. Hãy để Lendbiz cùng bạn đồng hành trong chặng đường đầu tư, làm giàu sắp tới!

Trả lời